Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh báo nguy cơ chiến tranh thế giới mới

Các kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria một lần nữa khiến giới phân tích quốc tế tranh luận về khả năng diễn ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.

Cảnh báo nguy cơ chiến tranh thế giới mới

Các kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria một lần nữa khiến giới phân tích quốc tế tranh luận về khả năng diễn ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tại một căn cứ ở miền Bắc nước Đức.

Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, nỗ lực triển khai hệ thống Patriot là nhằm bảo vệ đất nước chống lại một cuộc tấn công tiềm năng từ phía Syria. Các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot sẽ được triển khai tại các tỉnh Malatya, Gaziantep và Diyarbakir, miền Đông Nam của đất nước. Ngoài ra, trung tâm chỉ huy của hệ thống sẽ được đặt tại một căn cứ của NATO tại Đức.

Theo yêu cầu của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, tổ hợp tên lửa được triển khai vào tháng 1/2013. Sau một cuộc họp với Tổng thư ký NATO Fogh Rasmussen, ông Mark cho biết, Đức, Mỹ và Hà Lan đang hợp tác chặt chẽ với đại diện của Thổ Nhĩ Kỳ để hoàn tất việc lắp đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa càng nhanh càng tốt.

Bất chấp Tổng thư ký NATO Fogh Rasmussen trấn an rằng, các hệ thống tên lửa này sẽ không được triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ lâu hơn cần thiết, giới phân tích quốc tế vẫn cáo buộc, các mối đe dọa từ Syria, dường như chỉ là cái cớ cho việc triển khai tổ hợp Patriot. Thực tế, động thái này nhắm vào Iran và tiềm lực hạt nhân của nước này.

Nhiều chuyên gia phân tích và các nhà quan sát quốc tế nhận định, mục tiêu thực sự của tổ hợp tên lửa Patriot là Iran và các cơ sở hạt nhân của nước này. Trong ảnh là nhà máy tách nước nặng ở Arak, phía tây của Iran. Viện Khoa học và An ninh Quốc tế của Mỹ phát hiện ra sự tồn tại của nhà máy này vào tháng 12/2002. Iran đang xây dựng một lò phản ứng tại đây.

Các chuyên gia nhiều lần cảnh báo, một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ là ngày tận thế của cả nhân loại khi thế cân bằng hạt nhân giữa các bên tham chiến sẽ dẫn đến hậu quả, không một ai có khả năng sống sót.

Ông Hasan Firouzabadi, người đứng đầu Các lực lượng vũ trang Iran mới đây tuyên bố, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tại biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ có thể châm ngòi cho cuộc chiến tranh hủy diệt. Ông Hasan đã gọi nó là “một điểm đen trên bản đồ thế giới”.

Còn Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi nhấn mạnh, việc triển khai hệ thống Patriot tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria là hành động khiêu khích hơn là cách để tự vệ trước một cuộc tấn công tiềm năng từ Syria. Đồng thời, ông Ali cũng mỉa mai, thật ngu ngốc khi kỳ vọng động thái trên sẽ giúp cải thiện an ninh và ổn định tình hình khu vực.

Đồng tình với quan điểm trên, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cũng cảnh báo, việc triển khai các tổ hợp tên lửa tại biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng châm ngòi cho các cuộc xung đột vũ trang và thậm chí, một cuộc chiến tranh toàn cầu mới. Theo ông Sergei, động thái này không chỉ đe dọa đến Iran mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia châu Âu khác.

Thêm vào đó, Ngoại trưởng Nga cũng vạch trần sự thật rằng, dù được triển khai để chống lại một cuộc tấn công tiềm năng từ Syria nhưng trên thực tế, tổ hợp tên lửa được lắp đặt trên đất Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng thay đổi vị trí nhanh chóng. Do đó, về mặt lý thuyết, nó có thể được sử dụng để tấn công Tehran trong khi nước này không thể làm gì để phòng vệ và đáp trả lại kẻ thù. Các chuyên gia Nga tin rằng dù có thể cách rất xa biên giới Iran nhưng tổ hợp Patriot dường như nhắm mục tiêu là các cơ sở hạt nhân của nước này cách xa chỉ 500 km.

Phó chủ tịch của Trung tâm PIR, Dmitry Polikanov bình luận, các mối đe dọa từ Syria chỉ là một cái cớ. Trong thực tế, Mỹ đã sắp đặt Thổ Nhĩ Kỳ là căn cứ đòn bẩy để từ đó có thể nhanh chóng ngăn chặn các mối đe dọa từ Iran. Do đó, theo ông, việc triển khai Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể là tạm thời, bất chấp các thông báo của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ.

Như vậy, theo kế hoạch, nhất cử nhất động của Iran sẽ bị theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên, Cộng hòa Hồi giáo sẽ không ngồi yên khi các mối đe dọa bày ra trước mũi họ. Từ bầu không khí căng thẳng đó, bất cứ một hành động sai lầm nào, cũng dễ kích hoạt một cuộc tấn công hủy diệt.

Nhà quan sát Victor Nadein-Rajewski chia sẻ ông đồng tình với ý kiến trên. Theo ông, vị trí cuối cùng của tên lửa Patriot chưa được phê duyệt, là dấu hiệu đáng báo động. Điều này có nghĩa, NATO đang cân nhắc chắc chắn và cẩn trọng vị trí thuận lợi nhất để đặt tổ hợp tên lửa, để có khả năng hỗ trợ cho kế hoạch chống lại Iran một cách hoàn hảo nhất.

Tuy nhiên, Giám đốc Tung tâm Carnegie Moscow, Dmitri Trenin, lại không bi quan như nhiều đồng nghiệp. Ông nhấn mạnh, không ai có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, tổ hợp Patriot được lắp đặt trên đất Thổ Nhĩ Kỳ nhắm mục tiêu trực tiếp vào Iran. Theo ông, châu Âu từ lâu đã triển khai các hệ thống chống tên lửa hoàn toàn có khả năng đối đầu với Cộng hòa Hồi giáo. Do đó, họ có thể không có nhu cầu để bổ sung thêm.

Song tất nhiên, ông Dmitri lập luận, nếu căng thẳng Iran trở nên phức tạp hơn, NATO và Mỹ vẫn sẽ tìm kiếm các biện pháp bổ sung để chống lại Tehran. Lúc đó, tổ hợp tên lửa Patriot sẽ đóng một vai trò cực quan trọng. Trong hoàn cảnh hiện tại, điều này phần lớn phụ thuộc vào tình hình chính trị ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tướng Leonid Ivashov, Giám đốc của Viện Nghiên cứu địa chính trị lại cho rằng, khả năng tổ hợp tên lửa được sử dụng để chống lại cả Syria lẫn Iran. Theo ông Leonid, không thể phủ nhận, Ankara đã quan tâm đến kịch bản tấn công vào Damascus từ lâu. Nhưng bởi vướng phải sự phản đối quyết liệt của Nga, cuộc xâm lược ấy vẫn chưa thể hợp thức hóa.

Đồng thời, nhà phân tích cũng lưu ý, tổ hợp tên lửa có thể hữu dụng để giúp chống lại tên lửa, chiến đấu cơ hay máy bay trực thăng nhưng sẽ vô dụng đối với một cuộc tấn công bởi các lực lượng bộ binh hoặc tên lửa tầm ngắn. Trong khi đó, Phái viên Nga tại NATO, Alexander Grushko cáo buộc, việc triển khai tổ hợp Patriot cũng chứng tỏ, liên minh quân sự đã bắt đầu “nhúng mũi” vào xung đột riêng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Cuối cùng, nhà phân tích Anders Fogh Rasmussen kết luận, động thái này được sử dụng để chứng minh với cả thế giới rằng, Thổ Nhĩ Kỳ nằm dưới cái ô bảo vệ của các cường quốc hàng đầu thế giới.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm