Là đơn vị được Bộ GTVT giao xây dựng dự thảo Thông tư quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa, Cục Hàng không đang nghiên cứu và đề xuất tăng trần khung giá vé, trở về mức quy định tại năm 2014.
Theo Cục Hàng không, chiến sự giữa Nga và Ukraine xảy ra đầu năm 2022 khiến giá nhiên liệu máy bay (Jet A1) tăng cao đột biến. Giai đoạn cuối tháng 3, khi đà tăng của giá dầu thô có dấu hiệu chững lại thì giá Jet A1 vẫn tiếp tục tăng cao.
Theo dữ liệu thống kê của IATA ngày 1/4, giá nhiên liệu Jet A1 khu vực châu Á đã lên tới 132,63 USD/thùng, dự báo giá Jet A1 bình quân năm 2022 là 121,9 USD/thùng.
Thống kê của IATA cho thấy giá nhiên liệu máy bay tăng cao đột biến trong giai đoạn đầu năm 2022. Ảnh: Cục Hàng không. |
Biến động chi phí Jet A1 hiện nay làm tăng hơn 30% tổng chi phí của các hãng hàng không.
Trong bối cảnh đó, giá vé máy bay trong nước vẫn đang được áp dụng khung trần ban hành từ năm 2015. Trần giá vé với chặng bay từ 500 km đến dưới 850 km là 2,2 triệu đồng; với chặng bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km là 3,2 triệu đồng; chặng bay từ 1.280 km trở lên là 3,75 triệu đồng.
Trước những biến động về chi phí đầu vào nêu trên, Cục Hàng không đề xuất điều chỉnh mức trần khung giá vé máy bay nội địa tăng trung bình 3,75% so với khung giá quy định hiện hành. Mức tăng cụ thể như sau:
Ảnh: Cục Hàng không. |
Trước lo ngại việc tăng trần giá vé sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, Cục Hàng không giải thích việc này không đồng nghĩa các hãng hàng không sẽ đồng loạt tăng giá vé mà ngược lại, chính sách sẽ tạo điều kiện cho các hãng tiếp tục thực hiện chính sách giá vé linh hoạt, giãn biên độ giữa các mức giá vé, đưa thêm nhiều chương trình, chính sách giá phù hợp, tăng cường các mức vé rẻ nhằm kích cầu.