Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Cần có dự báo chiến lược về Biển Đông'

Thảo luận tổ sáng 24/3, nhiều đại biểu TP HCM đề nghị Quốc hội và Chính phủ cần tính sớm giải pháp với chủ quyền biển đảo và có dự báo chiến lược về Biển Đông.

Đại biểu Đoàn TP HCM Huỳnh Thành Lập. Ảnh: Tuổi Trẻ.

 

Ông Huỳnh Thành Lập, trưởng đoàn đại biểu TP HCM nhắc lại thời điểm Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã gần 50 năm. Đã có những cảnh báo của giới học giả về việc chiếm giữ thực tế và chủ quyền đối với quần đảo này.

Cần dự báo chiến lược về Biển Đông

Theo ông Lập, từ nay đến giữa năm 2017 không còn nhiều. Quốc hội và Chính phủ phải tính sớm giải pháp để đòi lại chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ bất hợp pháp.

Trước đó, đại biểu Trương Thị Ánh chia sẻ, dù giữ vững an ninh, chủ quyền là thành tựu lớn của nhiệm kỳ này, thế nhưng tình hình Biển Đông vẫn khiến bà trăn trở.

Những biến động trên Biển Đông, việc tàu cá của ta bị va chạm trên biển mới chỉ dừng ở tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Chính phủ cần có giải pháp mạnh hơn, quyết liệt, căn cơ hơn.

Trong khi đó, đại biểu Võ Thị Dung trong hai phiên thảo luận tổ ngày 23 và 24/3 đều nhắc lại nhu cầu về dự báo chiến lược về Biển Đông.

Theo bà, sau những biến động trên Biển Đông thời gian qua, Chính phủ "cần phải nói rõ nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền sẽ ảnh hưởng thế nào đến đất nước trong 5 năm tới".

Thiếu dự báo, Việt Nam sẽ không có được chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển, gắn chặt với bảo vệ chủ quyền quốc gia. Việc dự báo cụ thể sẽ giúp Việt Nam chủ động trong đường lối đối ngoại cũng như điều hành để phát triển đất nước. 

Giai phap lay lai Hoang Sa anh 1
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, đoàn Ninh Thuận. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Bệnh hình thức

Tại đoàn Ninh Thuận, đại  biểu Nguyễn Sỹ Cương phân tích tình hình y tế, ông cho rằng cả thành tựu lẫn hạn chế đều nêu chưa đủ. Đơn cử vấn đề bức xúc như giảm tải bệnh viện, trong báo cáo nêu chưa đáp ứng yêu cầu nhưng thực tế chỉ hình thức.

“Bộ Y tế mời các bệnh viện lên, trống dong cờ mở cam kết giảm tải. Thế nhưng, thực tế giảm tải thế nào? Bệnh viện từ chối bệnh nhân, không tiếp nhận những người đáng ra cần nằm viện vì mục tiêu ấy. Cách làm đó chỉ là hình thức”, ông Cương nêu. Việc giảm tải đòi hỏi cơ sở vật chất, đội ngũ, không phải hô hào là xong.

Căn bệnh hình thức này cũng là vấn đề ông Cương trăn trở khi bàn về cải cách giáo dục. “Con tôi đi học giữa thủ đô, ở quận trung tâm của trung tâm, thế nhưng đầu năm phải bỏ tiền lắp điều hòa, cửa sổ, lắp micro cho giáo viên. Học sinh cấp THCS nhưng lắp bàn ghế cho cấp tiểu học. Thế nhưng trường vừa được công nhận là trường chuẩn quốc gia”.

Ông Cương đặt câu hỏi: chuẩn đó trên cơ sở nào? Nếu là chiếu cố với vùng sâu, vùng xa thì còn hiểu được nhưng lại là trường ngay giữa quận Ba Đình, Hà Nội.

Tương tự với câu chuyện chuẩn nông thôn mới. “Tội phạm và tiêu cực đang tràn về nông thôn, bởi dân trí thấp hơn, cuộc sống khó khăn nên dân túng quẫn thậm chí mù quáng, lừa quá dễ. Làm ăn chân chính thu lãi được 20% là thành công, còn với Liên Kết Việt, chỉ nộp tiền không cần làm gì mà lãi gấp 2- 3, thế nhưng dân vẫn tin”, ông nói. 

Ông Cương cho rằng người dân đáng thương, nhưng chính quyền ở đâu. 27 tỉnh với 60.000 người tham gia Liên kết Việt. Chính quyền địa phương không biết gì? Ở đó có nên coi là có chính quyền hay không chứ đừng nói là chính quyền yếu. Thế mà nhiều nơi được công nhận nông thôn mới.

"Sau những gì xảy ra, có thu hồi lại quyết định công nhận nông thôn mới mới khi không bảo vệ được người dân?", ông Cương nêu câu hỏi.

Điều ông băn khoăn, chính quyền yếu là do cán bộ. 5 trang báo cáo về cán bộ nhưng giải pháp là gì, bao giờ xong thì không nêu. Với đội ngũ hiện nay khó mà xoay chuyển.

Muốn Chính phủ báo cáo về hạn mặn vào 1/4

Đoàn TP HCM cũng thống nhất đề xuất ngay tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội vào ngày 1/4 tới tại Quốc hội, Chính phủ cần báo cáo về biến đổi khí hậu, và giải pháp, nhất là với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

'Báo cáo tròn trĩnh như thế thì hồng phúc cho dân'

"Nếu báo cáo tròn trĩnh như thế thì đó là hồng phúc của dân. Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều án oan sai", đại biểu Huỳnh Nghĩa phát biểu về các báo cáo đánh giá nhiệm kỳ.


Phương Loan

Bạn có thể quan tâm