Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh vũ khí hạng nặng của chiến hạm Nhật Bản tại Đà Nẵng

Trong thời gian 4 ngày, hai chiến hạm và các thủy thủ của Nhật Bản sẽ tham gia chương trình huấn luyện chung trên biển với lực lượng Hải quân Việt Nam.

Sáng 16/4, khu trục hạm JS Asayuki (DD-132) và JS Kirisame (DD-104) cùng 500 sĩ quan, thủy thủ của lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm Đà Nẵng 4 ngày.
Đại diện Bộ Quốc phòng, cùng cơ quan ban ngành chức năng TP Đà Nẵng và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã đón tàu cùng thủy thủ đoàn tại cầu cảng Tiên Sa lúc 10h. Hai chiến hạm gồm tàu huấn luyện JJS Asayuki (DD104) và JS Kirisame (DD132) thuộc lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản do đại tá Sugimoto Masaharu, Tư lệnh Biên đội tàu hộ vệ số 12 làm trưởng đoàn. Theo chương trình, các sĩ quan và thủy thủ trên 2 chiến hạm giao lưu văn hóa, thể dục thể thao, trao đổi kinh nghiệm tác chiến phòng vệ bờ biển và tham gia huấn luyện chung trên biển với lực lượng vùng 3 Hải quân.
Sau lễ đón, Nhật Bản mời đại diện lãnh đạo Việt Nam và phóng viên lên tham quan tàu JS Kirisame (DD-104). Tàu này là lớp Murasame, thuộc thế hệ khu trục hạm đa dụng thứ 3 của Hải quân Nhật Bản.
DD-104 hạ thủy ngày 3/4/1996, chính thức đi vào hoạt động vào 18/3/1999. Trong ảnh: Phao cứu hộ bên mạn phải tàu.
Thông số kỹ thuật cơ bản của chiến hạm: Lượng giãn nước tiêu chuẩn 4.550 tấn, đầy tải 6.100 tấn, dài 151 m, rộng 17,4 m, thủy thủ đoàn 165 người. Tàu được trang bị kết hợp 4 động cơ turbine khí gồm: 2 động cơ Ishikawajima Harima LM-2500 và 2 động cơ Kawasaki Rolls Royce Spey SM1C với tổng công suất 60.000 shp (45 MW), tốc độ tối đa 56 km/h.
Các loại vũ khí hạng nặng trên chiến hạm này gồm dàn phóng tên lửa, thủy lôi, dàn phóng Tomahok, các loại súng đại bác...
S Kirisame (DD-104) được trang bị hệ thống định hướng chiến đấu OYQ-9 và hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-13 ASW.
16 ống phóng thẳng đứng Mk 41 để bắn tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC.
Tàu còn được trang bị 8 tên lửa chống hạm Type 90 (SSM-1B), 1 pháo hạm OTO Melara 76 mm, 2 hệ thống CIWS Phalanx và 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Type 68.
Ngoài ra, S Kirisame (DD-104) có 18 ống phóng Mk 48 chứa tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM.
Chiến hạm này còn được trang bị trực thăng săn ngầm.

Vũ khí hạng nặng trên chiến hạm Mỹ ở Đà Nẵng

Hai tàu chiến hiện đại của Mỹ do ông Lê Bá Hùng, một người gốc Việt chỉ huy, đã có mặt tại Đà Nẵng để bắt đầu chuyến giao lưu 5 ngày với hải quân Việt Nam.

Đoàn Nguyên

Bạn có thể quan tâm