Cận cảnh trực thăng không người lái MQ-8C Fire Scout
Chiếc trực thăng không người lái MQ-8C Fire Scout của tập đoàn chế tạo vũ khí Northrop Grumman thực sự gây ấn tượng bởi kích thước và khả năng tác chiến không hề thua kém so với các “anh em” có người lái.
Trực thăng không người lái MQ-8C Fire Scout thực sự gây ấn tượng bởi kích thước lớn. |
Thoạt nhìn, rất nhiều người sẽ nhầm lẫn MQ-8C là trực thăng bình thường bởi kích thước ấn tượng của nó. Tuy nhiên, hoàn toàn không có chỗ cho phi công bên trên MQ-8C mà thay vào đó, toàn bộ khoảng trống bên trong được lấp đầy bằng máy móc và các thiết bị điện tử. Dù không có người điều khiển nhưng toàn bộ khả năng hoạt động của MQ-8C giống hệt với máy bay bình thường.
Theo nhà sản xuất, MQ-8C sở hữu duy nhất một động cơ, có thể thực hiện hoàn hảo các nhiệm vụ chinh sát, giám sát mục tiêu nhằm hỗ trợ bộ binh tấn công. Nếu được tung vào chiến trường, MQ-8C sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ tính mạng binh sĩ cũng như tạo cho họ những lợi thế tác chiến trước kẻ thù.
Phiên bản MQ-8C Fire-X được đặc chế cho các nhiệm vụ của Hải quân. |
Máy quay độ nét cao được gắn ở phần mũi cùng các thiết bị do thám tối tân giúp bên trong thân máy bay giúp nó truyền trực tiếp dữ liệu thu thập được tới các đơn vị tác chiến. Không chỉ hoạt động tốt trên đất liền, phiên bản MQ-8C Fire-X còn sở hữu những cải tiến đặt biệt, giúp nó đảm trách nhiệm vụ do thám của Hải quân.
Tính tới thời điểm hiện tại, Hải quân Mỹ đã chi tổng số 71 triệu USD để mua 6 trực thăng MQ-8C Fire-X theo hợp đồng với Công ty Quốc phòng Northrop Grumman. Với 6 tân binh này, Hải quân Mỹ sẽ sở hữu tổng số 30 chiếc MQ-8C phiên bản hoạt động trên biển.
Thiết kế của MQ-8C Fire Scout giống với mẫu trực thăng dân sự Bell 407. |
MQ-8C được thiết kế giống với trực thăng dân sự Bell 407, thường được sử dụng trong các bệnh viện, cơ quan báo chí, các hãng phim và các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới. Thiết kế đơn giản là chìa khóa giúp MQ-8C dễ dàng được sản xuất với số lượng lớn nhưng chi phí không quá cao.
Trải qua những cải tiến mang tính đột phát, MQ-8C có thể hỗ trợ các lực lượng trên bộ và trên biển. Khi hoạt động trên biển, chiếc trực thăng có khả năng cất và hạ cánh trên các tàu sân bay và chiến hạm có bãi đỗ cho trực thăng. Ngoài ra, MQ-8C cũng dễ dàng hạ cánh gần các đơn vị tác chiến mặt đất khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ.
Bên trong tân máy bay được lấp đầy bằng hàng loạt các thiết bị điện tử. |
Theo thiết kế, MQ-8C sở hữu độ dài 12,6m, nơi động nhất đạt 2,4m. Tổng chiều cao từ mặt đất lên tới điểm cao nhất của MQ-8C đạt 3,3m trong khi đường kính cánh quạt đạt 10,7m. Động cơ duy nhất Rolls-Royce 250-C47B cho phép chiếc máy bay cất cánh với tổng trọng lượng 2.700kg và bay với vận tốc tối đa 220km/h. Chiếc máy bay có thể hoạt động liên tục trong 14 giờ trước khi phải hạ cánh để nạp nhiên liệu.
Trịnh Duy
Theo Infonet