Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Campuchia xem xét trồng cần sa để xuất khẩu sang Mỹ và Nhật

Nhà chức trách Campuchia đang xem xét khả năng sản xuất, chế biến cần sa ở nước này để xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản.

Khmer Times ngày 15/6 đưa tin Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Campuchia Veng Sakhon đã có cuộc gặp với Tổng giám đốc tập đoàn Yamato Green của Nhật Bản để thảo luận về khả năng trồng cần sa.

Đại diện chính phủ Campuchia và công ty Nhật Bản đang xem xét tính khả thi việc thiết lập cơ chế đối tác đầu tư để phát triển một dự án sản xuất và xuất khẩu cần sa. Theo đó, cần sa sẽ được trồng ở Campuchia để xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản.

campuchia trong can sa anh 1

Campuchia đang nghiên cứu khả năng trồng cần sa để xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản. Ảnh: Khmer Times.

Yamato Green cho biết cần sa được coi là một loại dược liệu trong lĩnh vực y tế và dược phẩm.

Công ty Nhật Bản khẳng định nhiều doanh nghiệp đang rất hứng thú với tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực này ở Campuchia. Cây giống sẽ được đưa từ Mỹ về quốc gia Đông Nam Á để sản xuất ở quy mô lớn nếu được chính phủ Campuchia cấp phép.

Yamato Green cũng cho biết thêm, hiện nay Thái Lan và Hàn Quốc cũng đã cấp phép sản xuất, chế biến và xuất khẩu cần sa sang Mỹ và Nhật Bản trên cơ sở các hợp đồng kỹ thuật và công nghệ.

"Chúng tôi tin rằng nông nghiệp và chế biến thực phẩm là rất cần thiết để hồi sinh nền kinh tế Campuchia và kiến tạo hy vọng cho xã hội", công ty Nhật Bản cho biết.

Yamato Green tuyên bố sẽ tạo ra một hệ thống nông nghiệp "của tương lai", giúp phát triển nền nông nghiệp Campuchia với năng suất cao hơn, và quảng bá sản phẩm của nước này ra thế giới.

Đại tá Mỹ đột ngột kết thúc chuyến thăm căn cứ quân sự của Campuchia

Tùy viên quốc phòng Mỹ tại Campuchia đã đột ngột kết thúc chuyến tham quan căn cứ quân sự của nước này vào ngày 11/6 sau khi bị từ chối cho tiếp cận toàn bộ căn cứ.

Thách thức chồng chất trong tuần bước ngoặt của ông Biden

Khó khăn trong quan hệ với Nga và bế tắc trong thúc đẩy dự luật cơ sở hạ tầng là hai câu hỏi hóc búa chưa có lời giải đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Bê bối bủa vây Boeing vì dự án thay thế Air Force One

Rắc rối xung quanh cuộc chiến pháp lý cũng như như việc chậm tiến độ bàn giao chuyên cơ Air Force One đang hủy hoại danh tiếng của nhà sản xuất máy bay Boeing.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm