Một quan chức cấp cao về năng lượng của Campuchia ngày 18/3 đã cho biết điều này khi nói về chính sách tìm kiếm nguồn năng lượng từ than, khí đốt tự nhiên và năng lượng Mặt Trời.
Quyết định này biến nước láng giềng Lào, quốc gia đã xây hai đập thủy điện mới trên dòng chính của sông Mekong trong 6 tháng qua, trở thành quốc gia duy nhất trong lưu vực hạ lưu sông Mekong có kế hoạch xây dựng đập trên trên dòng sông là nơi sinh kế của 60 triệu người.
Lào còn lên kế hoạch xây dựng đập thủy điện Luang Prabang lớn nhất trên sông Mekong vào cuối năm nay.
Victor Jona, Tổng giám đốc Năng lượng tại Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia, nói với Reuters rằng chính phủ nước này đang theo đuổi dự án tìm kiếm năng lượng ở một nơi khác do Nhật Bản tư vấn.
Campuchia trước đó đã công bố kế hoạch xây dựng hai đập thủy điện Sambor và Stung Treng, nhưng đến nay đã bị trì hoãn.
Đập thủy điện. Ảnh: Et EnergyWorld. |
“Theo khảo sát, chúng tôi cần khai thác than, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), năng lượng Mặt Trời và nhập khẩu từ các nước láng giềng”, ông Jona nói thêm và cho biết ông không thể nêu chi tiết kế hoạch tổng thể của chính phủ.
“Trong kế hoạch 10 năm này, từ 2020 đến 2030, chúng tôi không có kế hoạch xây dựng con đập nào trên dòng chính (sông Mekong)”.
Các nhà môi trường đã cảnh báo rằng các con đập sẽ gây tổn hại cho nghề cá và canh tác dọc theo hạ lưu sông Mekong đoạn dài 2.390 km.
Dòng sông là kế sinh nhai của 60 triệu người khi chảy từ Trung Quốc qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tuy nhiên, mực nước của nó xuống mức thấp trong 50 năm qua. Giới chức cho rằng do hạn hán kỷ lục và biến đổi khí hậu.
Khoảng 48% sản lượng điện trong nước của Campuchia từ thủy điện, theo công ty điện lực nhà nước Electricite du Cambodge.
Với nhu cầu tăng nhanh, Campuchia đã nhập khẩu khoảng 25% sản lượng điện vào năm ngoái, chủ yếu từ Việt Nam và Thái Lan.