Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Anh khởi động dự án 2,6 triệu USD giúp Việt Nam bảo vệ đồng bằng

ĐSQ Anh tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Anh tại TP.HCM vừa tổ chức lễ khởi động dự án nghiên cứu về đồng bằng sông Hồng và sông Mekong, hôm 15 và 16/1.

Dự án Nghiên cứu Đồng bằng được Anh tài trợ trong vòng 5 năm (2019-2024), với mức tài trợ khoảng 2 triệu bảng Anh (2,6 triệu USD).

Phát biểu tại lễ khởi động dự án tại Tổng Lãnh sự quán Anh ở TP.HCM ngày 16/1, Giáo sư Andy Large, Giám đốc dự án thuộc Đại học Newcastle cho biết Dự án bao gồm hơn 120 thành viên từ hơn 20 cơ sở nghiên cứu, trong đó có có khoảng 50 nghiên cứu sau tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh quốc tế. Nội dung của dự án được chia thành 6 hợp phần chính, trong đó có đánh giá định lượng tác động của con người làm thay đổi hệ thống tự nhiên của vùng đồng bằng.

Dự án nhằm tìm hiểu sự tác động của con người tới các khu vực đồng bằng. Theo đó, các khu vực đồng bằng có xu thế phát triển không bền vững. Từ xưa, các đồng bằng ở trạng thái cân bằng với môi trường, nhưng khi ảnh hưởng của con người gia tăng, sự cân bằng “hệ sinh thái xã hội - đồng bằng” dần thay đổi, và có nguy cơ con người thay đổi hoàn toàn hệ thống.

Các mối đe dọa dẫn đến các vấn đề suy thoái ở đồng bằng bao gồm: nước biển dâng và xâm nhập mặn, suy thoái rừng ngập mặn, mất đi các vùng đệm ven biển, biến đổi khí hậu, dân số gia tăng, thay đổi sử dụng đất, và các can thiệp về kỹ thuật không bền vững.

dai su quan anh anh 1

Lễ khởi động dự án nghiên cứu do Đại sứ quán Anh tổ chức tại Hà Nội hôm 15/1. Ảnh: Đại sứ quán Anh.

Theo dự án, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mekong là những hệ thống sinh thái-xã hội và nguồn lương thực chủ chốt. Tuy nhiên, đồng bằng và sinh kế của người dân địa phương đang phải đối mặt với những mối đe dọa lớn từ sự khai thác của con người và suy thoái môi trường.

Theo tiến sĩ Lê Thị Vân Huệ, nghiên cứu viên chính của dự án, đến từ Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, dẫn ví dụ một số nơi ở đồng bằng sông Hồng đã phải chuyển từ trồng lúa sang tôm vì hiện tượng ngập mặn, dẫn đến tình trạng di cư.

“Khi người ta ra thành phố, người ta làm gì? Cơ sở hạ tầng có đủ hay không? Người còn lại có sản xuất đủ gạo cho tất cả hay không? Nước mặn đã rất sâu trong nội đồng rồi, đất trồng lúa của họ giảm đi rất nhiều”, bà Huệ đặt câu hỏi.

Dự án này “sẽ hỗ trợ Việt Nam đối mặt với những áp lực của biến đổi khí hậu, bảo tồn di sản văn hóa và tự nhiên và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bền vững”, Đại sứ Anh Gareth Ward cho biết.

Phó thủ tướng: Biển Đông là quan tâm chung của tất cả các nước

Năm 2019, thế giới chứng kiến bất ổn gia tăng ở một số khu vực. Chính sách bảo hộ mậu dịch tác động tới thương mại toàn cầu, khiến mức tăng trưởng chung ở dưới mức dự đoán.

Mỹ thôi gắn mác ‘thao túng tiền tệ’ với TQ

Bộ Tài chính Mỹ ngày 13/1 đưa Trung Quốc ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ, dấu hiệu hạ nhiệt giữa hai cường quốc kinh tế sau gần hai năm thương chiến.

Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm