Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Camera ẩn cho thấy nạn kỳ thị ở bãi biển Pháp

Một nhóm các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc đã phát hiện tình trạng phân biệt đối xử với người Bắc Phi nhờ đặt camera ẩn ở một bãi biển nổi tiếng của Pháp.

Hiệp hội SOS-Racisme đã lén quay lại cách các bãi biển tư nhân đối xử với du khách tại vùng du lịch nổi tiếng bậc nhất nước Pháp Côte d'Azur, ở French Riviera.

Các nhà hoạt động cử vài cặp đôi có nguồn gốc chủng tộc khác nhau đến đây và lén đặt camera ẩn để ghi lại cách họ được tiếp đón. Họ nhận được kết quả bất ngờ.

Một cặp đôi người Bắc Phi hỏi thuê ghế tắm nắng và được nói là chúng đã bị thuê hết. Vài phút sau, một cặp đôi da trắng khác đến đó với cùng yêu cầu, họ được phục vụ những chiếc ghế ở hàng gần biển nhất.

Các nhà hoạt động cũng cho biết họ không thể đặt trước ghế tắm nắng trên các bãi biển tư nhân này nếu cung cấp một cái tên lạ.

“Với một cái tên nghe giống châu Phi, thì sẽ bị báo là hết chỗ. Khi tôi gọi lại và nói một cái tên Pháp, thật kỳ lạ là vẫn còn chỗ”, một nhà hoạt động nói với tờ Le Monde của Pháp.

phan biet chung toc anh 1

Bãi biển nổi tiếng ở Côte d'Azur, French Riviera, đông nam nước Pháp. Ảnh: AFP.

Từ những năm 1990, SOS-Racisme đã thực hiện các chiến dịch bí mật tương tự để phát hiện các hành vi phân biệt chủng tộc, nhưng đây là lần đầu tiên họ thử nghiệm ở các bãi biển tư nhân ven Địa Trung Hải. Kết quả là, 1/3 các bãi biển tư nhân ở Juan-les-Pins và Antibes phân biệt đối xử bất hợp pháp với du khách. Ngoài ra, 2/3 các hộp đêm và quán bar ở Marseille và Aix-en-Provence cũng lựa chọn khách hàng theo chủng tộc.

“Chúng tôi nhận thấy hành vi phân biệt chủng tộc được thực hiện dựa trên quần áo, màu da, ngoại hình và chủng tộc. Đó là điều không công bằng và không thể chấp nhận được”, Karima Es-slimani từ Hiệp hội SOS Racisme Nice nói với kênh France 3 về cuộc thử nghiệm.

Nhóm này cho biết họ đang chuẩn bị hồ sơ để đệ trình lên các luật sư.

Chủ tịch Hiệp hội SOS-Racisme, ông Dominique Sopo nói với các nhà báo: “Tình trạng này là kết quả cho thấy sự thất bại rõ rệt của các nhà cầm quyền trong việc ngăn chặn phân biệt chủng tộc”.

Ông Sopo cho biết SOS-Racisme sẽ theo dõi sát sao quy trình pháp lý về vụ việc ở Côte d'Azur.

Theo báo cáo của Ủy ban Tham vấn Quốc gia về Nhân quyền (CNCGH) về tình trạng phân biệt chủng tộc ở Pháp, định kiến đối với một số cộng đồng như Hồi giáo và người Roma (người gốc Ấn-Arya) vẫn ở mức đặc biệt đáng quan ngại.

CNCDH ước tính có khoảng 1,2 triệu người bị tấn công vì động cơ chủng tộc hàng năm ở Pháp. Trong số người tấn công, chỉ có 1.000 người bị kết án, thường là do các nạn nhân ngại trình báo các vụ tấn công.

Người mẫu phẫn nộ vì bị chính phủ Tây Ban Nha 'chế ảnh'

Người mẫu mất chân trái trong vụ tai nạn giao thông thể hiện sự phẫn nộ vì quảng bá tắm biển của chính phủ Tây Ban Nha chỉnh sửa hình ảnh cơ thể cô.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm