Bán hàng online, đặc biệt qua kênh livestream (phát sóng trực tiếp), dần phổ biến với nhà bán hàng nhỏ lẻ, cửa hàng, sàn giao dịch bất động sản… Kênh này không mới nhưng giúp nhiều nhà bán hàng tăng doanh thu khi người dùng hạn chế đến nơi đông đúc trong bối cảnh dịch.
Xu hướng bán hàng qua livestream
Theo KPMG, thị trường thương mại điện tử qua kênh livestream của Trung Quốc ước tính tăng lên 309 tỷ USD vào năm nay. Trong thời gian cách ly, các nhà bán lẻ nước này ghi nhận lượng người xem lớn qua kênh livestream. Bloomberg chỉ ra, nền tảng phát trực tiếp của một sàn lớn tại Trung Quốc có số nhà bán lẻ lần đầu sử dụng kênh này tăng 719% trong một tháng đầu năm 2020. Ngày lễ độc thân, doanh thu nền tảng này hơn 74 tỷ USD, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước, phần lớn nhờ chức năng phát sóng trực tiếp với 583.000 đơn đặt hàng mỗi giây.
Sàn TMĐT lớn tại Trung Quốc đạt doanh thu gần gấp đôi cùng kỳ vào ngày lễ độc thân. |
Thị trường livestream Trung Quốc thu hút các thương hiệu xa xỉ trên thế giới. Đơn cử, một thương hiệu nổi danh quốc tế sử dụng kênh này thực hiện buổi triển lãm độc quyền trưng bày đồng hồ, trang sức cao cấp và hút 770.000 người xem trong 2 giờ.
Tại Thụy Điển, dịch bệnh căng thẳng buộc nhiều công ty bất động sản chuyển sang livestream giúp khách hàng tiềm năng tham quan căn hộ qua video phát trực tiếp. Hình thức này kết hợp chatbot góp phần để lĩnh vực thương mại điện tử mang về 61 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến tăng gấp đôi lên 136 tỷ USD trong năm nay.
Việt Nam không nằm ngoài cuộc đua
Tại Việt Nam, không chỉ cửa hàng kinh doanh online nhỏ mà doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đều đẩy mạnh kênh online cùng livestream nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, tăng tương tác và ấn tượng với khách hàng. Thống kê từ 4 sàn thương mại điện tử lớn từ đầu năm đến nay cho thấy doanh thu tăng 150%, trong đó có công lớn từ bán hàng qua phát sóng trực tiếp.
Vào thời gian giãn cách xã hội, nhiều chủ cửa hàng thời trang đẩy mạnh bán online qua livestream và chạy quảng cáo trên mạng xã hội. Nhờ đó dù đóng cửa hàng, không ít shop vẫn kinh doanh thuận lợi.
“Tôi tiết kiệm nhiều chi phí, tiếp cận thêm thêm khách hàng và giới thiệu được chi tiết sản phẩm qua livstream. Mỗi lần lên sóng, cửa hàng thu hút trên 200 khách theo dõi. Lượng đơn đặt tăng từng ngày, tôi không phải đau đầu vì hàng tồn do giãn cách”, chị Nhung, chủ cửa hàng quần áo tại Hà Nội, chia sẻ.
Người bán hàng không phải lo chi phí mặt bằng hay nguồn hàng sẵn vẫn có thể bán. Thậm chí, livestream không giới hạn thời gian bán, mở rộng tập khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng, hình thức này vẫn có rủi ro nếu không chuẩn bị kỹ và thiếu hụt nhân sự, việc để trôi bình luận, không kịp tương tác hay nhầm lẫn thông tin dễ xảy ra. Theo một hãng thời trang lớn với nguồn thu hơn 40% từ livestream, mỗi buổi phát sóng trực tiếp với khoảng 5.000 người xem cần hơn 10 người thường xuyên trả lời bình luận và chốt đơn.
Khách hàng có thể chọn sản phẩm, nhập mã coupon giảm giá, hình thức thanh toán, thông tin nhận hàng, xuất hóa đơn với chatbot bán hàng. |
Giúp người bán giảm rủi ro này, Bizfly Chat được xem như chìa khóa tối ưu hiệu quả bán hàng qua phát sóng trực tiếp. Công cụ tự động trả lời comment khách hàng trên livestream với kịch bản phù hợp, nhanh chóng ẩn thông tin người mua nhằm bảo mật. Đồng thời, tin nhắn từ Bizfly Chat tự động đổ về hộp thư cá nhân của khách, giúp khai thác thông tin và chốt đơn chủ động, hạn chế bỏ sót hoặc nhầm lẫn.
Với khả năng xử lý đến 80% công việc cơ bản, tự động chốt đơn 24/7, Bizfly Chat có thể thay thế 2-3 nhân sự. Để đảm bảo việc bán hàng trên livestream được suôn sẻ trong mùa cao điểm với hàng nghìn người mua bình luận và nhắn tin cùng lúc, nhà bán hàng có thể tham khảo thêm về Bizfly Chat.
Bình luận