Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách phân biệt giữa gừng Việt với gừng Trung Quốc

Theo các tiểu thương bán gừng ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội), gừng Trung Quốc củ to, vỏ mỏng, căng mọng, nhiều nước, ít cay và ít thơm so với gừng ta nên không khó phân biệt.

Cách phân biệt giữa gừng Việt với gừng Trung Quốc

Theo các tiểu thương bán gừng ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội), gừng Trung Quốc củ to, vỏ mỏng, căng mọng, nhiều nước, ít cay và ít thơm so với gừng ta nên không khó phân biệt.

Bà Nguyễn Thị Hằng ở ki ốt số 12, chợ Đồng Xuân (Hà Nội) cho biết, gừng của Việt Nam được những tiểu thương chuyên kinh doanh gừng tại các chợ ở Hà Nội gọi với cái tên thân mận là “gừng ré”, ý nói tới kích thước rất nhỏ.

Củ có nhiều nhánh, khi người dân trồng, thu hoạch xong chỉ rũ đất ra là cấn bán chứ không dùng nước rửa sạch. Củ gừng ta nhìn bề ngoài có mầu nâu sẫm, trong khi đó củ gừng của Trung Quốc có mầu vàng nhạt. Nếu so về kích thước, củ gừng của Trung Quốc to gấp đôi so với gừng ta, trung bình một củ gừng của Trung Quốc có trọng lượng từ 3 - 5 gam, trong khi gừng ta trọng lượng chỉ đạt từ 0,5 đến 1,5g.

 

Gừng của Việt Nam củ nhỏ, vẫn còn dính đất.

 

Gừng của Trung Quốc được để trong thùng cát-tông bên trái.

Ngoài kích thước, gừng của Trung Quốc nhìn bề ngoài có thể nhận biết được ngay do khi thu hoạch, gừng của Trung Quốc được rửa sạch đất, đóng trong thùng bìa các-tông với trọng lượng 10kg/thùng. Trong khi đó, gừng của Việt Nam vẫn còn đất ở các khe, nhánh gừng.

“Việc để đất, không rửa vào nước giúp gừng bảo quản được lâu hơn, trung bình có thể bảo quản trong vòng 1 tháng.Tuy nhiên, không hiểu sao gừng của Trung Quốc đã rửa sạch đất, tiếp xúc với nước lại vận chuyển xa nhưng để 3 tháng vẫn không hề bị thối”, bà Nguyễn Thị Hằng ở chợ Đồng Xuân cho biết.

 

Gừng ta (trái) và gừng tàu (phải) khi được đặt cạnh nhau để so sánh.

Do mẫu mã đẹp, dù ăn không ngon nhưng gừng của Trung Quốc vẫn luôn đắt hơn gừng của Việt Nam. Hiện tại, giá gừng của Việt Nam bán tại chợ Đồng Xuân từ 12.000 -17.000 đồng (tuỳ loại xấu, đẹp), trong khi gừng của Trung Quốc luôn giao động từ 20.000 -23.000 đồng.

Theo bà Nguyễn Thị Hà - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch vùng VII (Lạng Sơn): Việt Nam hiện cũng sử dụng một vài giống gừng, có loại củ vừa, có loại củ rất nhỏ nhưng không có loại gừng nào củ to như gừng của Trung Quốc. Nếu so về kích thước, gừng của Trung Quốc luôn to gấp đôi, thậm chí là gấp 3 lần gừng của Việt Nam.

 

Củ gừng của Trung Quốc to, căng mọng, vỏ nhẵn, hầu hết đều được rửa sạch đất.

 

Gừng của Việt Nam củ có nhiều nhánh, nhỏ, mầu nâu đậm hơn.

Còn ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), hiện gừng của Trung Quốc có kích thước to, mẫu mã đẹp, vị không cay, không thơm bằng gừng ta nhưng lại được rửa sạch đất, vỏ mỏng nên các quán ăn, nhà hàng, khách sạn tiêu thụ là chính.

Thông thường, gừng của Trung Quốc có vỏ mỏng, dễ rửa sạch nên khi chế biến nhiều người chủ quan không gọt vỏ nên nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ từ các chất BVTV là rất cao. Trong khi, gừng của Việt Nam có vỏ dày lại sần sùi, nhiều đất ở khe củ nên trước khi chế biến thường được rửa sạch và cạo vỏ nên nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ từ các loại thuốc BVTV có thể giảm được 90%.

Sau đây là một lưu ý về đặc điểm bên ngoài để nhận biết gừng ta và gừng Trung Quốc:

Kích thước, màu vỏ: Gừng Trung Quốc có kích cỡ to, thân tròn, trông mọng hơn gừng ta rất nhiều. Vỏ sạch và láng mịn, đặc biệt gừng Trung Quốc rất dễ cạo vỏ. Trong khi đó, gừng ta thân nhỏ, nhiều nhánh, vỏ sần và nhạt hơn, màu sạm, nhiều đất bám xung quanh, rất khó cạo vỏ.

Lõi gừng: Với gừng Trung Quốc rất dễ bẻ đôi, vết bẻ mịn, không có vân tròn, dễ thấy lõi gừng có màu vàng nhạt, rất ít gân, xơ. Ngược lại với gừng Trung Quốc, gừng ta khó bẻ hơn, trong lõi có nhiều vân tròn, màu sắc vàng tươi.

Mùi, vị: Gừng ta rất thơm (kể cả khi chưa cạo vỏ), có hương vị cay đậm, đặc trưng. Với các món ăn, nếu dùng gừng ta, chỉ cần một lượng nhỏ món ăn đó đã dậy mùi thơm, và vị cay của gừng. Tuy nhiên, khi dùng gừng Trung Quốc, người nấu phải cho lượng gừng rất nhiều mới thấy có mùi.

Theo Dân Việt

Theo Dân Việt

Bạn có thể quan tâm