Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách nói chuyện với đứa trẻ bên trong bạn

Khi bạn cảm thấy vô cùng bị tổn thương, hoặc có bất kỳ biểu hiện tiêu cực nào, hãy coi chiếc gối là đứa trẻ bên trong của mình.

Bài tập thực hành

Trong quá trình nói chuyện với đứa trẻ bên trong, bạn có thể dùng hiện vật bên cạnh như gối ôm v.v..., để hình dung về đứa trẻ bên trong của bạn và thực hành thiền. Ôm là phương pháp trực tiếp nhất để thể hiện tình yêu, nhưng hầu hết mọi người đều hạn chế trong việc thể hiện tình yêu như vậy, hoặc có thực hiện nhưng khá vụng về, thậm chí họ còn rất xa lạ với cảm giác ôm.

Khi bạn cảm thấy vô cùng bị tổn thương, hoặc có bất kỳ biểu hiện tiêu cực nào, hãy coi chiếc gối là đứa trẻ bên trong của mình, bạn có thể cảm nhận rõ hơn vòng ôm cũng như sự ấm áp, qua đó thể hiện tình yêu, sự quan tâm, đồng hành của bạn với đứa trẻ bên trong mình. Dưới đây là hướng dẫn năm bước về trị liệu bằng gối dành cho đứa trẻ bên trong.

Ton thuong anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Andrea Piacquadio/Pexels.

Bước 1: Chuẩn bị gối. Chuẩn bị sẵn một chiếc gối ôm mà bạn thích và giữ nó trong vòng tay của bạn.

Bước 2: Điều hòa hơi thở. Điều chỉnh nhịp thở, chuyển từ kiểu thở ngực nông ngắn sang kiểu thở hoàn chỉnh (kết hợp thở ngực và thở bụng), cảm nhận hơi thở đều đặn, dần dần chậm lại và trở nên sâu hơn.

Bước 3: Thiền kết nối đứa trẻ bên trong. Khi tâm trí của bạn đã tập trung, hãy thử kết nối với đứa trẻ bên trong bạn thông qua thiền. Khi ý thức được đứa trẻ bên trong trong lúc thiền, đứa trẻ xuất hiện trong tâm trí bạn ở độ tuổi nào (5 hay 6 là tốt nhất)? Cảnh tượng vừa xảy ra là gì? Ký ức đầu tiên hiện lên là gì? Chuyện gì đã xảy ra? Bạn đang làm gì? Ai ở xung quanh bạn? Họ đang làm gì? Nói gì? Thái độ của họ đối với bạn là gì? Bạn đã phản ứng thế nào? Họ đối xử với bạn thế nào khi bạn còn nhỏ? Bạn là một đứa trẻ nhạy cảm hay một đứa trẻ nổi loạn chống lại họ? Cha mẹ bạn đối xử thế nào khi bạn không vâng lời? Thái độ của bạn là gì?... Tại đây bạn có thể thêm bất kỳ tình tiết nào, tùy theo hoàn cảnh của mình và để cảm xúc trôi chảy một cách tự nhiên mà không cần bất kỳ lời chỉ trích chủ quan nào.

Bước 4: Nằm trên gối khoảng 45 phút, nhìn nó, nói chuyện với nó như thể bạn đang nhìn vào đứa trẻ bên trong mình, thể hiện toàn bộ tình yêu của bạn, phát triển sự đồng cảm, cố gắng xoa dịu tâm trạng, sử dụng phương pháp thở hoàn chỉnh để cảm xúc của bạn dần dần được giải tỏa theo từng nhịp thở. Hãy kiên nhẫn với đứa trẻ bên trong của bạn, hướng dẫn nó bằng sự chấp nhận và tình yêu thương.

Bước 5: Viết nhật ký. Ghi lại nội dung cuộc trò chuyện và thực hành cảm xúc của bạn cùng một lúc trong nhật ký chữa bệnh thì luôn bị mẹ chen vào kể lể trước: “Con xem cái chân mẹ này, giờ nó sưng lên rất to, có hơi ngứa, chỗ xanh chỗ tím, căn bệnh giãn tĩnh mạch này rất khó chữa...”, “Con trai của dì Lan thiếu nợ rất nhiều, mẹ nó muốn bán nhà để trả nợ giúp nó, đúng là đau đầu...”, “Hôm qua mẹ đi chợ, lúc mua hồng có xin ông chủ thêm một quả, ông ta nhất quyết không cho, thật là keo kiệt, lần sau sẽ không mua của nhà đó nữa...” Tuệ Uyển vừa gật đầu, vừa phụ họa theo những câu chuyện của mẹ.

Tuệ Uyển đang định vào nhà tắm gội đầu thì nghe thấy mẹ cô hét ầm lên: “Con mù à?! Mẹ đã chuẩn bị sẵn túi dầu gội cho con rồi, sao con lại mở chai mới?”

Tuệ Uyển nghe xong rất tức giận, hét lên đáp lại: “Đáng lẽ con không nên về.” Nói xong, cô đóng sầm cửa lại, nhốt mình trong phòng tắm, chẳng thèm gội đầu nữa.

“Chẳng phải người ta nói trên đời không có cha mẹ nào hoàn hảo sao? Vậy không lẽ mình đã làm gì sai?” Sự ấm ức, tức giận và bi thương giống như những hạt muối sắc nhọn rắc lên vết thương chưa lành của Tuệ Uyển, lập tức, hơi thở của cô trở nên nông và ngắn, không khí tắc nghẽn trong lồng ngực, dường như sắp nổ tung. Tuệ Uyển muốn mở cửa tranh cãi một trận với mẹ.

Trong lúc bực bội, cô nghĩ đến lời nói của chị Thiên Sứ: “Cách chúng ta nhìn nhận những tổn thương do gia đình gốc của chúng ta gây ra trong quá khứ là rất quan trọng, việc em gán cho những ‘nỗi đau’ này ý nghĩa gì sẽ quyết định việc em buông bỏ hay tiếp tục giữ chặt nó.”

Khi nghe những lời này, Tuệ Uyển tự nhủ, hãy cố gắng đừng bị “tổn thương” giam cầm, bởi vì cô nhận ra rằng cho dù có đến 30 năm nữa, phương thức giao tiếp giữa cô và mẹ vẫn luôn như vậy, mà trước giờ cô chưa từng thắng trong bất kỳ cuộc tranh cãi nào. Ý nghĩa của những “vết thương” này đối với cô là: trưởng thành và trở thành một người tốt hơn.

Nghĩ tới đây, Tuệ Uyển nhắm mắt lại, bên tai mơ hồ vang lên giọng nói của chị Thiên Sứ, “Điều chỉnh hô hấp đồng thời cảm nhận...” Tuệ Uyển cảm thấy trong khoảng thời gian luyện tập thiền này, tự mình cảm nhận dường như không hề khó khăn như trong tưởng tượng, cô như thật sự có thể đi vào cánh cửa đầu tiên mà chị đã vẽ lần trước.

Tuệ Uyển nghĩ thầm trong lòng: “Chắc là mình cách chùm ánh sáng kia không còn xa nữa đâu. Được rồi, để thử xem nào.” Cô với lấy chiếc gối bên cạnh giường và bắt đầu điều chỉnh nhịp thở một cách có ý thức.

Nhưng khi thực sự gặp chuyện phiền não thì việc luyện tập phương pháp hít thở hoàn chỉnh mà chị Thiên Sứ dạy cũng không nhẹ nhàng như trong tưởng tượng, nhất là sau khi vừa cãi vã với mẹ xong, cô luôn cảm giác như có một tảng đá lớn đè lên ngực mình.

Mặc dù vậy, Tuệ Uyển đã cố gắng hít vào và thở ra bằng mũi, cô cảm thấy ít nhất cơ thể mình đã bắt đầu thả lỏng. Nhưng càng cố gắng tập trung vào hơi thở, cô càng có những suy nghĩ kỳ lạ. Sau vài nhịp thở, và hít một hơi thật sâu, cả thế giới đột nhiên dừng lại, Tuệ Uyển ôm gối và nhắm mắt.

Ceci Từ Vũ/Nanubooks & NXB Phụ Nữ Việt Nam

SÁCH HAY