Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách Hello Kitty và các biểu tượng văn hóa Nhật chinh phục thế giới

Chia sẻ trong cuốn sách mới “Pure Invention”, Matt Alt cho rằng ảnh hưởng của mọi thứ, từ truyện tranh đến trò chơi máy tính, đã đưa chúng ta đến gần văn hoá Nhật Bản hơn.

Bạn gần như có thể cảm thấy sự phấn khích khi Nintendo ngày 20/3 ra quyết định phát hành trò chơi Animal Crossing: New Horizons, vài ngày trước khi Olympic Tokyo bị hủy bỏ.

Dù đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng đây lại là thời điểm thích hợp để thu hút các “game thủ” trên khắp thế giới. Chỉ trong 12 ngày, 11,77 triệu bản trò chơi Animal Crossing: New Horizons đã được bán ra, cho phép một lượng lớn khán giả bị hạn chế đi lại ở khắp nơi trên thế giới tiến vào không gian trò chơi.

Van hoa Nhat anh 1

Cuốn sách ra mắt ngày 23/6. Ảnh: Amazon.

Và đây chính là điều Pure Invention: How Japan’s Pop Culture Conquered the World của Matt Alt đề cập đến. Lần theo sự thành công của việc nền văn hoá đại chúng Nhật Bản bắt đầu tạo ra dấu ấn toàn cầu kể từ những năm 1960, cuốn sách mang lại cảm giác như đọc về chiến thắng của quyền lực mềm, dù lúc này sức nóng của nó không còn được như xưa.

Để giúp chúng ta hiểu lý do tại sao những sản phẩm sáng tạo của Nhật Bản lại được thế giới phát triển, vốn đã đi đầu sự sáng tạo, chấp nhận, Alt đưa chúng ta trở lại những người tiên phong, những sản phẩm tiên phong và sự đổi mới đáng kể và liên tục của họ.

Tác giả giải thích rằng, sau Thế chiến II, Nhật Bản đã làm giàu bằng cách bán ôtô, thiết bị gia dụng và đồ lặt vặt mà chúng ta cần. "Và họ tự làm cho sản phẩm của mình được yêu thích bằng cách bán cho chúng ta những thứ chúng ta muốn".

Để chinh phục thế giới, văn hóa đại chúng của Nhật Bản đi vào sử dụng tiếng Anh, tạo nên những từ ngữ mang bản sắc vĩnh viễn như anime, manga, karaoke và emoji (các biểu tượng cảm xúc). Công chúng cũng thoải mái tiếp nhận các siêu anh hùng Ultraman, Sailor MoonMighty Atom. Các trò chơi điện tử như Ditto Space InvadersPac-Man được khách hàng chào đón và Tamagotchi (máy nuôi thú ảo) cũng dựa vào sự chăm sóc của chúng ta để tồn tại.

Van hoa Nhat anh 2

Hello Kitty cùng nhiều biểu tượng khác góp phần lan toả văn hoá Nhật Bản. Ảnh: AP.

Tâm trí và thói quen xã hội của chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Sau khi bong bóng kinh tế Nhật Bản bùng nổ vào đầu những năm 1990, nhiều người đã nghe và quen với các cụm từ như hikikomori (người thích sống ẩn dật) và otaku (người đam mê cuồng nhiệt phim, hoạt hình hoặc truyện tranh). Khi suy thoái kinh tế kéo dài, khía cạnh ảnh hưởng này của văn hóa Nhật Bản ngày càng tăng.

Một số biểu tượng được Nhật Bản phát triển và vẫn giữ nguyên giá trị cho đến hiện tại. Như cô mèo không miệng 46 tuổi Hello Kitty dễ thương đã và vẫn là hình mẫu cho nhiều sản phẩm Nhật Bản bất chấp tuổi tác và văn hóa.

Kitty thậm chí đã vào các phòng họp ở phương Tây khi được in trên những tập giấy ghi chú, Alt viết trong cuốn sách, trích dẫn một báo cáo của tạp chí Fortune năm 2005.

Trong tác phẩm mới của mình, Alt đã gây ấn tượng với chiều sâu kiến ​​thức và khả năng tách bạch các biểu tượng khỏi những vấn đề phức tạp. Với tư cách là một “người bản địa hóa”, Alt đã dấn thân vào sân khấu văn hóa đại chúng Nhật Bản, dịch sang tiếng Anh mọi thứ, từ trò chơi đến truyện tranh cho đến những trò đùa liên quan đến đồ chơi. Những hiểu biết của tác giả là vô giá với những người muốn tìm hiểu câu chuyện thành công của Nhật Bản.

Cảm hứng từ hoa trong thế giới thời trang của Dior

Cuốn "Dior in Bloom" giúp bạn đọc khám phá nguồn cảm hứng về hoa của nhà tạo mốt Dior.

Minh Hoa

Bạn có thể quan tâm