Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các yếu tố cần chú ý khi chụp ảnh bằng điện thoại

Nhờ sự nâng cấp trong tính năng, smartphone có thể hỗ trợ người dùng chụp ảnh tiện lợi. Tuy nhiên, để cho ra đời một tấm ảnh đẹp, tín đồ công nghệ cần chú ý nhiều yếu tố.

Các công nghệ được tích hợp trên smartphone đem đến nhiều tùy chọn, sự đầu tư về phần cứng giúp nâng cao chất lượng cho bức ảnh.

Công nghệ hiện đại tích hợp

Cuộc chạy đua về công nghệ chưa bao giờ thôi hấp dẫn các nhà sản xuất điện thoại hàng đầu. Camera trên điện thoại ngày càng hoàn hảo về kỹ thuật, hệ thống cảm biến và ống kính. Có nhiều máy được trang bị công cụ tùy chỉnh các thông số chuyên nghiệp, cân bằng trắng, tốc độ màn trập, dải nhạy sáng và tăng giảm EV. Bên cạnh đó, người dùng có thể thử nhiều cấp độ tinh chỉnh với các giao diện khác nhau.

Galaxy A (2016) anh 1
Với khẩu độ lớn f1.9, khả năng lấy sáng được tối ưu hóa, Galaxy A (2016) cho ra những bức ảnh đêm rõ nét.

 

Ở nhiều dòng máy, các thuật toán sẽ tự động tính toán ánh sáng và đem đến một bức ảnh được xử lý mượt mà. Một số công nghệ được yêu thích là oversampling (ghép 7 điểm ảnh thành một điểm), ultrapixel (tăng kích thước điểm ảnh), lấy nét bằng laser… giúp tái hiện chân thực nhất chi tiết của ảnh chụp về độ sáng cũng như màu sắc. Trong đó, đo sáng là quan trọng nhất, camera của Samsung có thể tách điểm lấy nét, giúp kiểm soát ánh sáng cho bức ảnh và thể hiện ý đồ của người chụp. Nhờ những công nghệ hiện đại được tích hợp, các bức ảnh đạt chất lượng cao, trong một số trường hợp có thể so sánh được với máy cơ.

Các yếu tố gián tiếp

Để có bức ảnh đẹp, người chụp cần lưu ý điều kiện ánh sáng, góc chụp, bố cục. Bên cạnh đó, ảnh điện thoại vẫn có những giới hạn nhất định và cần xử lý hậu kỳ. Tất cả smartphone đều tích hợp sẵn bộ chỉnh sửa ảnh sau khi chụp. Tuỳ theo mức độ và loại điện thoại mà công cụ chỉnh sửa đơn giản đến phức tạp.

Nhược điểm lớn nhất khi nhà sản xuất liên tục cải thiện công nghệ chụp ảnh là các yếu tố phần cứng thường bị quên lãng. Vì vậy, người dùng thường xuyên gặp phiền toái với nhiều vấn đề như thời lượng pin ngắn, tốc độ xử lý chậm, tốn dung lượng bộ nhớ nhiều. Nhận thấy nhu cầu đó, dòng Galaxy A (2016) được Samsung chú trọng tập trung cho pin, màn hình, khẩu độ trong 2 phiên bản Galaxy A5 (2016) và A7 (2016).

Galaxy A (2016) anh 2
Bộ ổn định quang học (OIS) giúp ảnh chụp bằng camera sau 13 megapixel của Samsung không bị nhòe khi di chuyển.

 

Đầu tiên, thiết bị có khẩu độ lớn f1.9, khả năng lấy sáng được tối ưu hóa, hạn chế rung và độ nhiễu (noise), cho ra những bức ảnh đêm rõ nét. Thậm chí người dùng có thể selfie không đèn flash trong điều kiện thiếu sáng. Samsung sử dụng màn hình Super Amoled giúp hình ảnh có màu trong và sắc nét, phù hợp với rất nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Về cấu hình, Galaxy A5 (2016) và Galaxy A7 (2016) sử dụng bộ vi xử lý 8 nhân 1,6 GHz, chạy trên nền tảng Android 5.1 và có dung lượng pin bền bỉ (3.300 mAh ở Galaxy A7 (2016) và 2.900 mAh ở Galaxy A5 (2016)) cùng công nghệ sạc nhanh. Với bộ ổn định quang học (OIS), ảnh chụp bằng camera sau 13 megapixel không bị nhòe do rung tay hay mất nét khi đang di chuyển.

Galaxy A (2016) anh 3
Camera của Samsung giúp kiểm soát được ánh sáng và thể hiện ý đồ của người chụp.

 

Khéo léo kết hợp công nghệ chụp ảnh, camera độ phân giải cao cùng các yếu tố màn hình, thời lượng pin và góc chụp hợp lý, bố cục chặt, người dùng sẽ có được một tấm ảnh ưng ý.


Giang Hoàng Nhơn

Bạn có thể quan tâm