Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các tỷ phú Trung Quốc chưa thể thở phào

Giới chức Bắc Kinh đang đảo ngược một số chính sách quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế. Nhưng các tỷ phú nước này có thể không bao giờ gia tăng tài sản nhanh chóng như trước đây.

Tỷ phú Jack Ma sẽ từ bỏ quyền kiểm soát tại gã khổng lồ công nghệ tài chính Ant Group. Ảnh: Reuters.

Theo Forbes, với các tỷ phú giàu nhất Trung Quốc, năm ngoái có lẽ là năm tệ hại nhất trong nhiều thập kỷ. Tài sản của họ giảm mạnh vì dịch bệnh và việc Bắc Kinh siết chặt kiểm soát đối với những doanh nghiệp tư nhân.

Giới chức Bắc Kinh đang đảo ngược một số chính sách quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế. Nhưng Forbes lo ngại rằng các biện pháp hỗ trợ chỉ là tạm thời.

"Một khi các điều kiện kinh tế ổn định trở lại, mọi thứ sẽ trở lại như những gì xảy ra trước tháng 11/2022", ông Chen Zhiwu - giáo sư tài chính tại Đại học Hong Kong - nhận định.

"Thịnh vượng chung"

Ông Chen nhắc tới cuộc trấn áp đã kích hoạt làn sóng vỡ nợ trong ngành bất động sản, và khiến tăng trưởng doanh thu của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc chững lại.

Việc chấn chỉnh khu vực tư nhân của Bắc Kinh giờ được gạt sang một bên để thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng các nhà chức trách sẽ không bao giờ từ bỏ hoàn toàn mục tiêu này.

Giới phân tích nhận định "thịnh vượng chung" là mục đích đằng sau cuộc trấn áp của chính quyền Bắc Kinh đối với các công ty tư nhân của đất nước. Hàng loạt tập đoàn lớn từ lĩnh vực fintech (công nghệ tài chính), giao đồ ăn, gọi xe đến giáo dục đều bị nhắm đến.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết của việc mang đến "của cải vừa phải" cho tất cả người dân, hay còn gọi là "thịnh vượng chung".

Mới đây, theo công ty dữ liệu Qichacha, một bộ phận của Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã nắm 1% cổ phần tại công ty truyền thông số của Alibaba tại Quảng Châu.

Nguồn tin của Financial Times cho biết các bên liên quan cũng đang thảo luận về việc một tổ chức chính phủ sẽ nắm giữ cổ phần trong Tencent.

Các cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh sắp nới lỏng kiểm soát đối với ngành công nghiệp Internet tại đất nước 1,4 tỷ dân. Jack Ma đã bỏ túi thêm 2,3 tỷ USD kể từ đầu năm nay, dù với 25,6 tỷ USD, ông vẫn mất 50% tài sản so với năm 2021.

Khó trở lại thời kỳ hoàng kim

Các nhà chức trách cũng bật đèn xanh cho kế hoạch huy động vốn 1,5 tỷ USD của Ant Group. Cách đây hơn 2 năm, Sàn giao dịch Thượng Hải đình chỉ đợt IPO của Ant vào phút chót sau bài phát biểu gây tranh cãi của ông Ma.

Mới đây, CNBC đưa tin Jack Ma sẽ từ bỏ quyền kiểm soát tại gã khổng lồ công nghệ tài chính. Những thay đổi có thể cản trở việc Ant tái khởi động IPO vì các quy định về niêm yết.

Thị trường cổ phiếu hạng A nội địa của Trung Quốc yêu cầu các công ty hoãn lên sàn 3 năm sau khi thay đổi quyền kiểm soát. Đối với sàn STAR thiên về công nghệ của Thượng Hải và thị trường Hong Kong, thời gian chờ lần lượt là 2 năm và một năm.

Giới phân tích tin rằng các biện pháp hỗ trợ lĩnh vực bất động sản cũng chỉ là tạm thời, dù giới chức Bắc Kinh được cho là đang cân nhắc nới lỏng chính sách 3 lằn ranh đỏ.

Với bất động sản, nếu việc nới lỏng phát huy tác dụng, giá nhà sẽ tăng trở lại còn bom nợ lại phình to. Do đó, Bắc Kinh có thể phải đảo ngược hướng đi

Ông Victor Shih - phó giáo sư kinh tế chính trị tại Đại học California

Chính sách này lần đầu xuất hiện vào năm 2020 nằm hạ đòn bẩy trong lĩnh vực bất động sản đã phát triển quá nóng.

Với các gói hỗ trợ gần đây, giá cổ phiếu của một số công ty bất động sản Trung Quốc đã tăng vọt. Kể từ đầu năm, bà Yang Huiyan - đồng Chủ tịch Country Garden, tập đoàn địa ốc lớn nhất đất nước - kiếm thêm 465 triệu USD.

"Với bất động sản, nếu việc nới lỏng phát huy tác dụng, giá nhà sẽ tăng trở lại còn bom nợ lại phình to. Do đó, Bắc Kinh có thể phải đảo ngược hướng đi", ông Victor Shih - phó giáo sư kinh tế chính trị tại Đại học California - nhận định.

Còn với các công ty công nghệ, ông Shih cho rằng họ vẫn sẽ phải vận hành trong một hệ thống được kiểm soát bởi Chính phủ.

Trong một cuộc họp với các cơ quan chống tham nhũng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo về sự "xâm nhập của tư sản vào chính trị làm suy yếu hệ sinh thái chính trị và môi trường phát triển kinh tế", nhấn mạnh việc kiểm soát đối với các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất đất nước.

"Một mặt, các công ty công nghệ đại diện cho quá trình hiện đại hóa thành công của Trung Quốc và năng lực cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng. Một mặt khác, Bắc Kinh từ lâu đã muốn kiểm soát những công ty lớn này trong nền kinh tế", chuyên gia Kendra Schaefer tại hãng tư vấn Trivium China nhận xét.

Còn theo giáo sư Zhu Ning tại Học viện Tài chính Tiên tiến Thượng Hải, trong vài thập kỷ qua, nhiều công ty Internet Trung Quốc mở rộng nhanh chóng nhờ nguồn vốn khổng lồ. Đáng nói là ảnh hưởng của chúng đã lớn đến mức có thể làm lung lay các chính sách của Chính phủ và tăng nguy cơ xáo trộn xã hội.

Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...

Thị trường chứng khoán Mỹ bùng nổ, Nasdaq tăng 5 ngày liên tiếp

Màu xanh hiện đã trở lại với tất cả chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 12 cho thấy lạm phát đã hạ nhiệt.

Bắc Kinh nắm 'cổ phần vàng' ở Alibaba, Tencent

Chính phủ Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát lĩnh vực Internet khổng lồ. Các cơ quan quản lý được cho là sẽ nắm giữ "cổ phiếu vàng" trong công ty con của Alibaba, Tencent.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm