Khi còn nhỏ, vào mỗi sáng thứ bảy, nhiếp ảnh gia Antonio Johnson đều sẽ được cắt tóc, có thể tại tiệm của cha hoặc chú, và sau đó có một sự thay đổi mới mẻ, sảng khoái vào buổi trưa. Ảnh: Antonio Johnson. |
Tại tiệm cắt tóc trên phố 52, nơi người chú quá cố của Johnson là Jason Gavin làm thợ cắt tóc, nhiếp ảnh gia nhớ lại khoảnh khắc ông ngồi yên như một bức tượng để người chú rón rén dùng dao cạo cắt tóc. Ảnh: Antonio Johnson. |
Còn tại cửa hàng ở Tây Nam Philadelphia, nơi cha ông sẽ cắt tóc, Johnson nhớ mình đã nhìn chằm chằm vào tấm tranh về các kiểu đầu dán trên tường và lướt qua các số tạp chí Jet Magazine ở tiệm. Ảnh: Antonio Johnson. |
Sau chuyến thăm Havana năm 2016, được truyền cảm hứng từ hàng chục tiệm cắt tóc dọc các con phố, khi trở lại Brooklyn, nhiếp ảnh gia đã nảy ra ý tưởng thực hiện một cuốn sách ảnh ghi lại trải nghiệm đa dạng tại các tiệm cắt tóc của người da màu. Ông quyết định đặt tên cho cuốn sách là You Next (tạm dịch: Đến lượt bạn). Ảnh: Antonio Johnson. |
Cuốn sách ảnh đã được Chicago Review Press xuất bản vào cuối tháng 8. Chia sẻ về dự án này, Johnson, 31 tuổi, nói: “Tôi yêu nhiếp ảnh. Đây là điều mà tôi muốn làm như một phần di sản của mình và là đóng góp của tôi cho thế giới". Ảnh: Antonio Johnson. |
Các bức ảnh trong cuốn sách là thành quả sau chuyến thăm của Johnson đến nhiều thành phố của nước Mỹ, như Philadelphia, Washington, Atlanta, Chicago, Los Angeles, New Orleans... Ảnh: Antonio Johnson. |
Johnson cho biết ông chọn sắc màu đen trắng để tăng thêm cảm giác đồng nhất cho các cửa tiệm và bối cảnh cuốn sách. Ông nói: “Các hình ảnh đen trắng tạo thêm cảm giác cổ điển, vượt thời gian và sẽ tồn tại mãi mãi”. Ảnh: Antonio Johnson. |
Ông chia sẻ về ý định khi sáng tạo nên You Next để “tôn vinh không gian không chỉ mang lại cho tôi rất nhiều thứ mà cũng đã mang lại cho cộng đồng của tôi rất nhiều điều. Ông nói: "Tôi muốn làm nổi bật những người da màu đang ở trong không gian đó". Tiệm cắt tóc da màu là điều “dành riêng cho chúng tôi. Nơi đó không thể thay thế”, Johnson giải thích. Ảnh: Antonio Johnson. |
Cây viết của trang Vox, Aaron Ross Coleman, đồng ý với nhận định này. Coleman cho rằng các tiệm hớt tóc da màu giống như những “con kỳ lân trong hoạt động kinh doanh”. Bất chấp “những khó khăn kinh tế vĩ mô mà người da màu có thể phải đối mặt”, chẳng hạn như đói nghèo và phân biệt đối xử, thì các tiệm hớt tóc (trong hầu hết trường hợp) vẫn do người da màu làm chủ và có nhân viên làm việc để cung cấp các nhu cầu văn hóa và làm đẹp. Ảnh: Antonio Johnson. |
“Hình thức kinh doanh này thực sự khá đặc biệt khi không có nhiều rào cản nếu muốn gia nhập”, Coleman nói. “Đây là cơ hội kinh doanh dễ tiếp cận, thiết thực, khả thi và dành cho các doanh nhân da màu có mong muốn phát triển”. Ảnh: Antonio Johnson. |