Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các nước nghèo điêu đứng vì cú sốc giá dầu

Các nước nghèo chao đảo vì giá nhiên liệu tăng cao và đồng tiền suy yếu. Họ cũng không thể tranh giành nguồn cung dầu với những nước giàu hơn.

Theo Bloomberg, các nước đang phát triển hứng chịu tác động nghiêm trọng từ cú sốc giá dầu trong năm nay. Nhiều nước phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, bị đè bẹp bởi giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao và đồng tiền suy yếu. Họ cũng không thể tranh giành nguồn cung với những quốc gia giàu có hơn.

Giá nhiên liệu tăng cao đang làm trầm trọng thêm lạm phát từ những quốc gia vốn đã vật lộn với giá lương thực tăng cao. Điều này dẫn đến bất ổn xã hội và các cuộc biểu tình của người dân.

Ở Sri Lanka, Lào, Nigeria và Argentina, người dân phải xếp hàng dài tại các trạm xăng vì tình trạng khan hiếm nhiên liệu. Điều này cũng đẩy giới chức vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Khung hoang kinh te anh 1

Các tài xế xếp hàng dài tại một trạm xăng ở Nairobi, Kenya. Ảnh: Patrick Meinhardt/Bloomberg.

Tiến thoái lưỡng nan

Họ có thể đối phó với giá cả leo thang bằng cách tăng trợ cấp hoặc giảm thuế. Nhưng cả 2 cách này nếu làm tổn hại tới ngân sách của chính phủ. Tuy nhiên, giá nhiên liệu tăng cao có thể kích hoạt làn sóng phẫn nộ từ người tiêu dùng và doanh nghiệp.

"Chúng ta có thể chứng kiến nhiều bất ổn, bởi các nền kinh tế mới nổi nhạy cảm hơn với giá nhiên liệu", ông Virendra Chauhan tại công ty tư vấn Energy Aspects (có trụ sở tại Singapore) bình luận.

"Trong lịch sử, các chính phủ thường dùng hỗ trợ chi phí nhiên liệu để xoa dịu dân chúng. Nhưng lạm phát tăng cao khiến gánh nặng nhập khẩu ngày càng lớn. Điều này khiến việc duy trì những khoản hỗ trợ trở nên khó khăn hơn", ông nói thêm.

Sự phục hồi của nhu cầu sau đại dịch và xung đột Nga - Ukraine đã tạo ra cú sốc giá dầu. Giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu ở mức 120 USD/thùng vào ngày 6/6, cao hơn khoảng 70% so với mức giá trung bình hồi năm 2021.

Chúng ta có thể chứng kiến nhiều bất ổn, bởi các nền kinh tế mới nổi nhạy cảm hơn với giá nhiên liệu

Ông Virendra Chauhan tại công ty tư vấn Energy Aspects (có trụ sở tại Singapore)

Sri Lanka và Pakistan chịu tác động từ lạm phát lớn hơn cả. Sri Lanka rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Nước này tìm đến sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ để trả tiền nhiên liệu nhập khẩu. Nguồn cung trong nước đã cạn kiệt.

Các máy bay bay đến nước này được yêu cầu chuẩn bị đủ nhiên liệu cho chuyến bay khứ hồi, hoặc phải đổ xăng ở nơi khác.

Lạm phát gia tăng và giá nhiên liệu tăng vọt cũng đẩy Pakistan vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Nước này đang tìm kiếm gói cứu trợ từ IMF.

Ở Đông Nam Á, theo truyền thông địa phương, Myanmar và Lào cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu xăng và dầu diesel. Tại Myanmar, khả năng tiếp cận đồng USD bị hạn chế khiến nước này không thể thanh toán cho các hàng hóa nhập khẩu.

Ở Lào, người dân xếp hàng dài tại các trạm xăng dầu bởi tình trạng khan hiếm nguồn cung. Châu Phi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kenya, Senegal, Nam Phi và thậm chí Nigeria - quốc gia sản xuất dầu - đều ghi nhận tình trạng thiếu nhiên liệu.

Một phần nguyên nhân là nhu cầu đang tăng mạnh ở những quốc gia phát triển, nhất là vào mùa lái xe cao điểm. Tháng trước, dự trữ xăng tại khu vực New York đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017.

Trong khi đó, châu Âu đã tích trữ lượng lớn nhiên liệu máy bay để chuẩn bị cho sự bùng nổ du lịch sau 2 năm nhu cầu bị dồn nén. Khối này cũng tăng mua dầu diesel để thay thế nguồn cung từ Nga.

"Châu Âu có nhu cầu lớn và không dễ thay thế. Các nước mới nổi sẽ rất khó cạnh tranh", ông Chauhan nhận định.

Vòng xoáy lạm phát

Đối với những nước nghèo, ảnh hưởng từ giá dầu cao hơn sẽ tạo ra một vòng xoáy. Giá nhiên liệu nhập khẩu tăng cao làm tổn thương nền kinh tế và suy yếu tiền tệ. Điều đó khiến dầu càng trở nên đắt đỏ.

Đồng rupee của Sri Lanka đã giảm gần 44% trong năm nay so với đồng USD, trong khi đồng rupee của Pakistan lao dốc hơn 11%. Nhiều người dân xuống đường biểu tình để phản đối chính quyền vì giá thực phẩm và năng lượng tăng vọt.

Để đỡ đòn, một số nước đã tăng trợ cấp hoặc cắt giảm thuế nhiên liệu. Nhưng điều đó làm tổn hại tới ngân sách chính phủ.

Khung hoang kinh te anh 2

Giá cả tăng cao có thể buộc các nông dân cắt giảm sản lượng, từ đó đẩy lạm phát lên cao hơn nữa. Ảnh: Bloomberg.

Theo ước tính của Bloomberg Economics, các khoản trợ cấp xăng và dầu diesel của Mexico đã khiến chính phủ mất hơn gấp 2 lần lợi nhuận mà nhà sản xuất dầu thu được từ giá dầu thô cao hơn.

Giá trên trời và tình trạng khan hiếm nhiên liệu không chỉ khiến người dân bất bình, mà còn kéo theo nhiều vấn đề kinh tế khác. Những nông dân không đủ tiền mua dầu diesel có thể cắt giảm nhiều loại cây trồng, làm gia tăng vấn đề thiếu hụt lương thực và thúc đẩy lạm phát.

Giá nhiên liệu cao hơn cũng làm tăng chi phí hậu cần. Thêm vào đó, các chính phủ phải giảm thu ngân sách để ổn định giá nhiên liệu. Điều này sẽ hạn chế chi tiêu ở những lĩnh vực khác của nền kinh tế, hoặc buộc các quốc gia vay nợ khi lãi suất đang tăng.

Trung Quốc nới phong tỏa, nỗi lo ùn ứ hàng hóa vẫn chưa dừng

Khi Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa, hàng hóa tồn đọng được thông quan, các cảng biển ở Mỹ và châu Âu có thể chứng kiến lượng tàu thuyền tăng đột biến và tắc nghẽn nghiêm trọng.

Đại dịch, xung đột sẽ định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu?

Chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu đã bị đảo lộn trong vòng hơn 2 năm qua. Giới quan sát nhận định những thay đổi này có thể kéo dài ngay cả khi khủng hoảng qua đi.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm