Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các đội Đông Nam Á chịu bất lợi ở vòng loại World Cup

8 quốc gia được chọn đăng cai vòng loại World Cup châu Á vốn đã sở hữu đội tuyển mạnh và giờ sẽ càng có lợi thế trong cuộc đua.

Sau khi vòng loại thứ hai World Cup bị hoãn cuối năm ngoái, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã quyết định tổ chức thi đấu tập trung những trận còn lại vào tháng 6. Các quốc gia đều có quyền xin đăng cai. AFC sẽ chọn điểm tổ chức dựa trên nhiều tiêu chí như năng lực tài chính, tình hình sân tập, sân thi đấu, khách sạn, khả năng kiểm soát dịch bệnh.

Bat cong Tuyen Viet Nam anh 1

8 quốc gia chiến thắng trong cuộc đua giành quyền đăng cai các trận cuối vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á. Ảnh: AFC.

Đó là một quy trình xét duyệt công bằng, mang tới cơ hội cho mọi quốc gia. Vấn đề là tiêu chí AFC đặt ra quá cao. Liên đoàn Bóng đá châu Á cũng đòi hỏi nước đăng cai trả mọi chi phí cho vòng loại.

Chia sẻ với Siam Sports, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) Phatit Suphaphong thừa nhận: “Nếu không có hỗ trợ, FAT chắc chắn không thể đủ ngân sách cho việc đăng cai”.

Ngoài Thái Lan, Việt Nam và Malaysia đều từng muốn đăng cai vòng loại bảng G. Nhưng UAE, quốc gia sở hữu đội tuyển được đánh giá cao nhất bảng, đã giành chiến thắng nhờ tiềm lực tài chính.

Chuyện tương tự cũng diễn ra ở các bảng khác, Trung Quốc, Kuwait, Bahrain, Saudi Arabia, Qatar, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã giành quyền đăng cai. Họ đều có tiềm lực tài chính mạnh và là những đội tuyển hàng đầu châu Á. Trong 8 cái tên, 6 đội đã góp mặt ở vòng loại cuối World Cup 2018, 7 đội khác có mặt tại Asian Cup 2019.

AFC muốn có 5 khách sạn hạng sang, 5 sân tập tiêu chuẩn chia đều cho 5 đội tuyển cùng 2 sân vận động chất lượng cho mỗi bảng đấu.

Họ vốn đã rất mạnh. Khi nhận quyền đăng cai, họ lại càng mạnh hơn. Sẽ khó cho các đối thủ tại châu Á cản được họ trên đường đua tới vòng loại cuối World Cup. Thể thức mới chắc chắn sẽ làm thay đổi cục diện nhiều bảng đấu theo hướng có lợi cho chủ nhà.

Những đội tuyển nhỏ sẽ gặp bất lợi. Nhiều trong số đó tới từ Đông Nam Á.

Ở bảng A, Philippines chỉ kém Trung Quốc 1 điểm. Khoảng cách ấy có thể bị nới rộng khi Trung Quốc sắp đá tất cả trận trên sân nhà. Ở bảng D, Singapore cũng gây ấn tượng khi thua đội dự World Cup 2018 Saudi Arabia 1 điểm. Nhưng người Singapore còn cố gắng được bao lâu khi phải hành quân tới Tây Á?

Bảng G của tuyển Việt Nam cũng diễn ra điều tương tự. UAE đang đứng thứ 4 trên 5 đội. Nhưng việc được chơi 4 trận kế tiếp trên sân nhà khiến họ đủ sức đe dọa cả ba đại diện Đông Nam Á ở phía trên.

Thể thức thi đấu mới là giải pháp bắt buộc của AFC để vòng loại World Cup có thể tiếp tục. Ưu thế cho 8 đội chủ nhà là hạn chế mà AFC và các liên đoàn thành viên buộc phải chấp nhận. Đó là sự bất công, nhưng hợp lý của vòng loại World Cup.

Và đó cũng là thử thách mà tuyển Việt Nam cần phải vượt qua trong tháng 6 tới tại UAE.

Bat cong Tuyen Viet Nam anh 2

Trung vệ tuyển Việt Nam chơi vất vả trước sự chứng kiến của HLV Park

Chiều 13/3, Bùi Hoàng Việt Anh mắc lỗi khiến CLB Hà Nội nhận phạt đền trước Hải Phòng trong trận HLV Park Hang-seo dự khán sân Lạch Tray tại vòng 3 V.League.

Tuyển Việt Nam và nhiệm vụ 6 điểm ở UAE

HLV Park Hang-seo nói tuyển Việt Nam muốn giành 6 điểm trong 3 trận cuối vòng loại World Cup với Indonesia, Malaysia và UAE. Đó có phải mục tiêu khả thi?

'Tuyển Việt Nam chắc gì đã hơn Indonesia'

Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn tin UAE nắm nhiều lợi thế, nhưng tuyển Việt Nam vẫn đủ sức giành vé đi tiếp tại vòng loại thứ hai World Cup 2022 vào tháng 6.

Thanh Hà

Bạn có thể quan tâm