Theo bác sĩ Mark Wong - bác sĩ phẫu thuật ngoại tổng quát tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore, bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng là những bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, cả hai đều có thể là nguyên nhân làm xuất hiện máu trong phân.
Khái niệm trĩ và ung thư đại trực tràng
Trĩ là những cấu trúc bình thường ở ống hậu môn, chủ yếu bao gồm các mạch máu có khả năng giúp kiểm soát việc đại tiện. Trĩ gây khó chịu khi sưng tấy, dẫn đến chảy máu, đau đớn và ngứa ngáy. Mọi người đều gặp những vấn đề tương tự như thế tại một thời điểm nhất định trong cuộc sống. Nguyên nhân có thể do táo bón, tiêu chảy nhiều lần, mang thai hoặc những thói quen không tốt như ngồi quá lâu khi đi vệ sinh.
Bác sĩ phẫu thuật tổng hợp Wong Te Ching có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật nội soi và robot cho bệnh ung thư và rối loạn ruột lành tính. |
Tuy nhiên, một số triệu chứng “báo động đỏ” cho rằng chảy máu đại tiện lại xuất phát từ bệnh lý nghiêm trọng khác như ung thư, cụ thể là ung thư đại trực tràng. Vì vậy, người bệnh cần chú ý các triệu chứng sau: chảy máu liên tục khiến sắc mặt nhợt nhạt, mệt mỏi và khó thở dù chỉ đi bộ nhẹ nhàng trên mặt đất bằng phẳng; sụt cân đáng kể và ăn không ngon miệng; tiết dịch nhầy và đau khi đi đại tiện; phân mỏng và nhỏ khi đi đại tiện; những bất thường khi đi vệ sinh như táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau.
Khi thấy hiện tượng phân có máu, đặc biệt là khi kèm theo các triệu chứng trên, người bệnh cần khám sức khỏe ngay. Việc xác định cơ thể bị trĩ hay ung thư đại trực tràng khá quan trọng vì phương pháp cũng như hiệu quả điều trị của từng bệnh hoàn toàn khác nhau.
Cách điều trị bệnh trĩ
Điều trị bệnh trĩ cần bảo đảm cả 3 vấn đề sau: thay đổi thói quen sinh hoạt, uống thuốc và thực hiện phẫu thuật. Việc điều trị cũng cần phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Mục tiêu của việc điều trị là giảm sưng, trĩ trở về kích thước và vị trí bình thường ở hậu môn. Bệnh nhân sẽ mất khả năng kiểm soát phân khi đi đại tiện nếu loại bỏ trĩ hoàn toàn. Do đó, tiến hành phẫu thuật không phải lúc nào cũng cần thiết.
Dù điều trị bằng phương pháp nào, việc xác định chính xác nguyên nhân gây hiện tượng chảy máu là điều quan trọng. |
Người bệnh có thể thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày gồm việc chữa trị táo bón, tiêu chảy, đảm bảo không gắng sức quá mức hoặc ngồi quá lâu trong toilet (thường ít hơn 10 phút). Bên cạnh đó, bệnh nhân nên bổ sung các loại thuốc daflon để giảm sưng, các loại thuốc làm mềm phân nếu bị táo bón hoặc chất xơ để phân rắn hơn nếu bị tiêu chảy.
Phẫu thuật chỉ cần thiết khi các phương pháp trên không thành công, các triệu chứng diễn ra ngày càng nghiêm trọng như đau dữ dội, sưng hoặc chảy máu nhiều hơn. Ca phẫu thuật phải được thiết kế dựa trên các triệu chứng của bệnh trĩ gồm cắt trĩ, đốt trĩ hoặc khâu treo trĩ.
Cách điều trị ung thư đại trực tràng
Nội soi đại tràng là tiêu chuẩn vàng để kiểm tra đại trực tràng và xác định nguyên nhân chảy máu. Đây là phương pháp có tỷ lệ chính xác cao, thuận lợi cho việc thực hiện sinh thiết nhằm xác định những bất thường cơ thể đang gặp có phải là biểu hiện của ung thư đại trực tràng hay không.
Trong phần lớn trường hợp, cách điều trị hiệu quả ung thư đại trực tràng là phẫu thuật. Khi được phát hiện sớm, ung thư đại trực tràng có tỷ lệ chữa khỏi khả quan.
Ngày nay, phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật ít xâm lấn được xem là tiêu chuẩn mới trong điều trị. Phương pháp này cho phép loại bỏ ung thư đại trực tràng triệt để với các vết mổ nhỏ, giúp bệnh nhân ít đau đớn và hồi phục nhanh chóng. Phương pháp hóa trị và xạ trị thường dành riêng cho các trường hợp bệnh ung thư đã di căn.
Độc giả đăng ký tại đây để được tư vấn với các bác sĩ.
Bệnh viện Mount Elizabeth Novena
Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Tòa nhà Charmington La Pointe, Block B, tầng 3, căn hộ số 311, số 181 Cao Thắng (nối dài), phường 12, quận 10; Hotline: 0903949702.
Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Tầng 5, số 110 - 112 Bà Triệu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng; Hotline: 01243083637.