Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các đại gia công nghệ Trung Quốc chật vật vực dậy từ 'bão quy định'

Ngành công nghệ của Trung Quốc tăng trưởng chóng mặt trong những thập kỷ qua. Nhưng giờ, thời hoàng kim đã qua với các công ty công nghệ nước này.

Theo Bloomberg, chính quyền Bắc Kinh đã nới lỏng gọng kìm với ngành công nghiệp công nghệ của đất nước, nhưng các chuyên gia trong ngành cho rằng triển vọng vẫn không mấy khả quan.

Theo các chuyên gia trong ngành, tốc độ tăng trưởng chóng mặt của ngành công nghiệp trong 20 năm qua có thể không bao giờ trở lại.

Alibaba Group Holding Ltd. và Tencent Holdings Ltd. dự kiến ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thấp hơn đáng kể những năm trước đó.

Cong ty cong nghe anh 1

Ant Group của tỷ phú Jack Ma và Didi là 2 trong số những công ty công nghệ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc trấn áp của chính quyền Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.

Khó trở lại

Một doanh nhân được Bloomberg phỏng vấn tiết lộ đã bán cổ phần trong một kỳ lân công nghệ (startup được định giá hơn 1 tỷ USD). Người này cho biết sẽ không đầu tư vào các startup công nghệ của Trung Quốc cho đến khi Bắc Kinh đưa ra những động thái ủng hộ rõ ràng.

Năm ngoái, Bắc Kinh đã mạnh tay chấn chỉnh các tập đoàn lớn từ công nghệ tài chính đến gọi xe. Cuộc trấn áp kích hoạt làn sóng bán tháo cổ phiếu lớn, khiến vốn hóa của những đại gia công nghệ Trung Quốc lao dốc mạnh. Giới quan sát cảnh báo điều này có thể khiến niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm nghiêm trọng.

"Một khi đã bị siết chặt kiểm soát, ngành công nghiệp công nghệ của Trung Quốc sẽ không bao giờ trở lại như cũ", vị doanh nhân giấu tên bình luận với Bloomberg.

Một khi đã bị siết chặt kiểm soát, ngành công nghiệp công nghệ của Trung Quốc sẽ không bao giờ trở lại như cũ

Một doanh nhân giấu tên

"Bắc Kinh có thể giảm áp lực đối với các công ty công nghệ vì nền kinh tế đang trì trệ. Nhưng khó tưởng tượng được rằng họ sẽ ngừng kiểm soát lĩnh vực này", vị doanh nhân nói thêm.

Trên thực tế, ngành công nghiệp Internet 1.000 tỷ USD của Trung Quốc đang gượng dậy sau cuộc trấn áp mạnh tay của Bắc Kinh hồi năm ngoái. Theo nguồn tin của Bloomberg, Bắc Kinh đã thành lập một đội ngũ chuyên gia nhằm đánh giá lại kế hoạch IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của gã khổng lồ fintech Ant Group.

Bắc Kinh cũng có thể khép lại cuộc điều tra đối với gã khổng lồ gọi xe Didi Global Inc. trong thời gian tới. Các nguồn tin cho biết ứng dụng của Didi sẽ được trở lại những cửa hàng ứng dụng trên điện thoại thông minh tại Trung Quốc.

Trong vài tuần qua, tại các cuộc họp cổ đông, lãnh đạo của những công ty Internet hàng đầu đã khẳng định về một kỷ nguyên mới. Ở đó, họ có thể một lần nữa tập trung xây dựng sản phẩm và tạo ra lợi nhuận.

Trên sàn Hong Kong, giá cổ phiếu của Alibaba đã tăng 60% so với mức thấp nhất trong tháng 3. Tuy nhiên, cổ phiếu vẫn được giao dịch với mức giá chỉ bằng khoảng 50% so với ngưỡng kỷ lục hồi năm 2020. Điều này cho thấy ngành công nghệ Trung Quốc khó trở lại thời kỳ hoàng kim trước đó.

Lãnh đạo của các startup công nghệ cũng cảnh báo nhà đầu tư không nên quá thoải mái. Sau khi Bắc Kinh yêu cầu hủy bỏ kế hoạch IPO của Ant vào năm 2020, làm chao đảo thị trường toàn cầu, tâm lý của giới đầu tư đã thay đổi hoàn toàn. Những tỷ phú như Jack Ma cũng ít xuất hiện trước công chúng hơn.

Theo các nhà sáng lập công nghệ, "mê cung quy định" được chính quyền Trung Quốc đưa ra vào năm 2021 đã khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn.

Niềm tin suy yếu

Bắc Kinh chấn chỉnh mọi lĩnh vực từ công nghệ tài chính, giáo dục đến gọi xe. Nhiều nhà đầu tư Mỹ không dám đổ tiền vào các công ty tư nhân Trung Quốc. JPMorgan và một số tổ chức khác của Phố Wall từng xếp cổ phiếu Trung Quốc vào nhóm "khổng thể đầu tư".

Cố vấn quản lý Richard Martin cho rằng thị trường Trung Quốc "có thể đầu tư nhưng vẫn cần cẩn trọng".

"Bất cứ thị trường nào lao dốc 30% trong vỏn vẹn 10 ngày bởi những lo ngại về chính sách và địa chính trị, sau đó phục hồi nhờ tuyên bố ủng hộ của giới chức, là các thị trường bị chi phối bởi chính sách thay vì giá trị và hiệu suất hoạt động của công ty", ông Martin lập luận.

"Các vị có thể đầu tư, nhưng cần phải nắm rõ tình hình chính trị, chính sách ở mỗi thời điểm", ông cảnh báo.

Số tiền mà các quỹ đầu tư mạo hiểm huy động được trong 3 năm qua
Preqin Pro
NhãnNăm 2020 Năm 2021Từ đầu năm 2022 đến nay
Mỹ tỷ USD 4273.9400
Trung Quốc
33.527.220

Trung Quốc từng được coi là đối thủ của Thung lũng Silicon khi tranh giành dòng vốn đầu tư mạo hiểm. Nhưng giờ, ngành công nghiệp công nghệ của nước này vẫn đang chật vật thoát khỏi những ảnh hưởng của cuộc trấn áp năm ngoái.

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Preqin, trong 5 tháng đầu năm 2020, giá trị của các thương vụ trong lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc đã giảm khoảng 40% so với một năm trước xuống còn 34 tỷ USD.

Trong khi đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm và cổ phần tư nhân đã huy động được 6,2 tỷ USD, giảm hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các startup công nghệ sắp sa thải hàng loạt nhân viên?

Khi chi phí hoạt động và chi phí vốn đi lên, các startup công nghệ buộc phải cắt giảm chi phí. Giới quan sát cho rằng làn sóng sa thải sẽ không sớm kết thúc.

Đà bán tháo sẽ lan rộng trên thị trường chứng khoán Mỹ?

Động thái nâng lãi suất của FED khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ lao dốc nghiêm trọng. Giới quan sát cảnh báo đà bán tháo sẽ không sớm dừng lại.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm