Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ASEAN thông qua tuyên bố chung

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN đã thống nhất với nhóm sáng kiến hợp tác tài chính, ngân hàng do Việt Nam đề xuất với vai trò chủ tịch.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 6 do Việt Nam chủ trì đã kết thúc với bản tuyên bố chung của các Bộ trưởng và Thống đốc các nước. Trong đó, bản tuyên bố chung thông qua nhiều nội dung quan trọng về hợp tác song phương và đa phương trong khối ASEAN về lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Hội nghị lần này tập trung vào việc phát triển thị trường vốn, ghi nhận và phê duyệt “Báo cáo Thúc đẩy Tài chính Bền vững trong ASEAN” với nhiều khuyến nghị có giá trị cho các nước thành viên.

Kinh tế ASEAN tăng trưởng âm năm 2020

Thống đốc NHTW các nước đã thông qua nhóm sáng kiến hợp tác như Báo cáo nghiên cứu Vai trò của NHTW đối với rủi ro khí hậu và môi trường; Thông cáo về Chương trình nghị sự ngân hàng bền vững ASEAN; Sáng kiến Các nguyên tắc ngân hàng bền vững ASEAN; Sáng kiến Mạng lưới chia sẻ thông tin và tăng cường an ninh mạng (CRISP).

Trong đó, Sáng kiến Các nguyên tắc ngân hàng bền vững là sáng kiến ASEAN do Việt Nam đề xuất nhằm hướng tới xây dựng các nguyên tắc chung có tính bền vững cho hoạt động của các ngân hàng khu vực ASEAN.

Hoi nghi bo truong tai chinh va thong doc ngan hang trung uong asean anh 1

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 6 do Việt Nam chủ trì phải tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ảnh: BTC.

Bộ trưởng và Thống đốc ngân hàng các nước ASEAN thống nhất mức tăng trưởng kinh tế 4,6% năm ngoái của khu vực dù những bất ổn tăng cao trên thế giới. Các hoạt động hội nhập tài chính khu vực vẫn diễn ra mạnh mẽ, đóng vai trò là bộ đệm chống lại tác động của căng thẳng thương mại và địa chính trị kéo dài.

Tuy nhiên, lãnh đạo tài chính và ngân hàng các nước đều cho rằng một cuộc suy thoái sẽ diễn ra trong năm nay do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Trong đó, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế và sự ổn định tài chính khu vực ASEAN. Các hoạt động kinh tế bị kiểm soát, thu hẹp đáng kể sẽ là yếu tố dẫn tới tăng trưởng âm của ASEAN trong năm 2020.

Để đối phó với dịch bệnh, các nước thành viên đều áp dụng biện pháp hỗ trợ phục hồi kinh tế bằng cách thực hiện các phương pháp đặc biệt thông qua hỗ trợ tài chính, tiền tệ và tín dụng có mục tiêu cho nền kinh tế và hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng khẳng định tiếp tục đảm bảo dòng chảy liên tục của hàng hóa và dịch vụ trong khu vực.

Thúc đẩy tự do hóa tài chính khu vực ASEAN

Bộ trưởng và Thống đốc ngân hàng các nước cũng phê duyệt Danh mục các biện pháp không tương thích (NCMs) trong biểu cam kết thương mại dịch vụ thuộc Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA).

Trong đó, ghi nhận kết quả đàm phán của Ủy ban Công tác về Tự do hóa Dịch vụ Tài chính về Gói cam kết dịch vụ tài chính thứ 9 thuộc Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) và khuyến khích các nước thành viên đạt được các cam kết quan trọng về dịch vụ tài chính. Đây cũng sẽ là gói cam kết cuối cùng trước khi chuyển sang ATISA.

Hoi nghi bo truong tai chinh va thong doc ngan hang trung uong asean anh 2

Nội dung liên quan tiền kỹ thuật số cũng được các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước bàn bạc. Ảnh: BTC.

Hoạt động thương mại và đầu tư nội khối ASEAN cũng ghi nhận những bước tiến lớn với việc thành lập hai ngân hàng Malaysia đã đạt chuẩn Ngân hàng ASEAN (QAB) tại Indonesia. Các ngân hàng này sẽ được hưởng lợi từ việc mở rộng tiếp cận thị trường và thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối.

Bên cạnh đó, lãnh đạo tài chính và ngân hàng các nước cũng thống nhất các điều kiện tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực; xây dựng tài chính cơ sở hạ tầng; tài chính bền vững; tài chính toàn diện; quỹ tài trợ rủi ro thiên tai… và các vấn đề khác.

Đặc biệt, Ủy ban Công tác về Hệ thống Thanh toán (WC-PSS) đã hoàn thiện hướng dẫn chính sách (IPG) của khuôn khổ chính sách thanh toán ASEAN đối với thanh toán bán lẻ thời gian thực qua biên giới và dự thảo hướng dẫn cập nhật phụ lục về các trường hợp sử dụng của IPG.

Xây dựng được bộ tiêu chuẩn cho các khoản thanh toán và chuyển tiền theo thời gian thực giữa các nước bằng mã phản hồi nhanh (QR). Trong đó, triển khai toàn bộ cho Singapore - Thái Lan và triển khai một phần giữa Lào - Thái Lan; Campuchia - Thái Lan. Hệ thống thanh toán bán lẻ theo thời gian thực giữa Singapore - Thái Lan dự kiến được triển khai vào nửa đầu năm 2021.

Tại hội nghị lần này, các nước ASEAN đã chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng của việc số hóa dịch vụ tài chính và tìm hiểu về lợi ích của tiền điện tử ngân hàng trung ương để thúc đẩy tăng trưởng sau đại dịch.

Việt Nam được dự báo tăng trưởng cao nhất ASEAN+3 năm 2020

AMRO dự báo tăng trưởng khu vực ASEAN+3 lao dốc xuống còn 0% trong năm 2020, trong đó hầu hết tăng trưởng âm, ngoại trừ Việt Nam, Brunei, Lào, Myanmar và Trung Quốc.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm