Các bà mẹ Na Uy được hưởng những chế độ tuyệt vời nào?
Ở Na Uy, khi một đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ các em sẽ được nghỉ hai tuần có lương. Sau đó, họ thay phiên nhau nghỉ trong vòng 46 – 56 tuần tuần tiếp theo với 80% mức lương.
>>Hillary Clinton - bà mẹ quyền lực nhất thế giới
>>Những bà mẹ nổi tiếng trên thế giới
>>Giới trẻ dành 5000 lời 'tỏ tình' cho mẹ yêu
Bản danh sách của Save the Children dựa vào những chính sách chăm sóc đối với bà mẹ, trẻ em trên các nước. Một lần nữa, đứng ở những vị trí đầu tiên trong danh sách những quốc gia “yêu mẹ” nhất thế giới không phải là những nước giàu nhất. Tuy nhiên, tỉ lệ yêu mẹ của những nước nghèo, loạn lạc và chiến tranh cũng không vì thế mà cao lên.
Theo bản báo cáo, tỉ lệ yêu mẹ ở Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới chỉ có thể đứng thứ 25 trong bản danh sách trong khi Niger là quốc gia đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng. Đứng ở vị trí đầu tiên của bản danh là quốc gia Bắc Âu Na Uy, tiếp sau là Iceland, Thụy Điển, New Zealand, Đan Mạch, Phần Lan, Australia, Bỉ, Ireland và cùng xếp ở vị trí thứ 10 là Hà Lan và Vương quốc Anh.
Ở Na Uy, khi một đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ các em sẽ được nghỉ hai tuần có lương. Sau đó, họ thay phiên nhau nghỉ trong vòng 46 – 56 tuần tuần tiếp theo với 80% mức lương. Chính phủ yêu cầu những người cha phải dành ít nhất 10 tuần nghỉ ở nhà bên cạnh đứa trẻ mới sinh để em bé có thể cảm nhận được tình phụ tử. Ngoài ra, chính phủ Na Uy còn cung cấp những khoản trợ cấp đặc biệt cho các bậc làm cha làm mẹ trong quá trình nuôi con cho đến khi các em tròn 2 tuổi. Tuy có những chính sách hỗ trợ hấp dẫn nhưng tỉ lệ sinh của Na Uy vẫn bị sụt giảm trong những năm gần đây bởi tâm lí ngại sinh con của các cặp vợ chồng.
Đứng thứ hai trong bản danh sách là Iceland. Cả cha lẫn mẹ đều có quyền xin nghỉ phép 3 tháng với đầy đủ lương khi một em bé được sinh ra đời. Sau đó, cha mẹ đứa trẻ sẽ được nghỉ luân phiên trong vòng 3 tháng tiếp theo để chăm lo cho em bé mới sinh. Đối với những bậc cha thất nghiệp, các khoản phúc lợi xã hội đủ để họ chăm lo cho bản thân và đứa bé tốt nhất.
Trong quá trình mang thai và sinh em sẽ, người mẹ ở Iceland sẽ được sự chăm sóc miễn phí của 10 bác sĩ và nhân viên y tế để đứa trẻ được phát triển tốt nhất. Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn nhận được nhiều khoản phúc lợi xã hội khác để đứa trẻ được phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trở ngại duy nhất khi sinh em bé ở Iceland là việc đặt tên cho đứa trẻ phải được chính phủ phê duyệt.
Xếp thứ tư trong bản danh sách là New Zealand. Ở đây, các bà mẹ sẽ được chăm sóc thai sản công miễn phí hoặc nhận trợ cấp để được chăm sóc tư nhân. Dù không gây ấn tượng về thời gian nghỉ sinh nhiều như Na Uy nhưng các bà mẹ ở New Zealand vẫn có 14 tuần nghỉ có lương cùng với 52 tuần nghỉ phép không lương. Các bà mẹ mang thai ở New Zealand cũng được điều dưỡng miễn phí và giảng dạy về các chăm sóc em bé.
Tuy không nằm trong danh sách 10 nước top đầu nhưng phụ nữ mang thai ở Pháp cũng được hưởng những chính sách ưu đãi khá lớn trong quá trình mang thai. Phụ nữ pháp được nghỉ 16 tuần với 100% lương bắt đầu từ tuần thứ 6 trước ngày sinh dự kiến. Sau đó, cha mẹ có thể lựa chọn việc nghỉ không lương ba năm để chăm sóc con cái với những khoản trợ cấp khác của chính phủ. Pháp khuyến khích tỉ lệ sinh nhờ đưa ra những ưu đãi lớn cho những gia đình sinh con thứ ba.
Việc chăm sóc y tế ở Pháp được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là tốt nhất đối với các bà mẹ mang thai. Ngoài việc được bác sĩ tới thăm khám miễn phí tận nhà, các y tá còn tới giúp việc chăm sóc em bé. Những người này làm việc của mình hết sức nhiệt thành và thân mật, khiến cho những người mẹ Pháp không cảm thấy quá nặng nề và khó khăn sau khi sinh con.
Hungary là quốc gia đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng của Save the Children. Hoa Kỳ vượt Hungary rất nhiều về kinh tế nhưng nếu nói về những chính sách chăm sóc bà mẹ, trẻ em thì đó lại là nỗi xấu hổ đối với nền kinh tế hàng đầu thế giới. Là một trong những nước nghèo nhất châu Âu nhưng tỉ lệ trẻ tử vong ở Hungary thấp hơn nhiều so với Mỹ. Đây cũng là quốc gia có tỉ lệ trẻ chết yểu thấp nhất khu vực Đông Âu.
Bà mẹ mang thai sẽ được chăm sóc miễn phí trong suốt quá trình thai sản, tuy những dịch vụ đó không thể tốt bằng việc được chăm sóc mất phí. Trong những nỗ lực để tăng tỉ lệ sinh đang tuột dốc mạnh của đất nước, chính phủ Hungary đã chấp thuận thanh toán chế độ thai sản cho các thai phụ lên tới 3 năm trong đó có 24 tuần nghỉ có lương.
Đứng thứ 25 trong bản danh sách là Mỹ. Dù là nền kinh tế hàng đầu thế giới nhưng những gì mà chính phủ Mỹ giành cho phụ nữ mang thai dường như không thể so sánh với các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Hungary. Tỉ lệ sinh cao cùng với dân số trẻ khiến nước Mỹ không quá chú trọng đến việc chăm sóc bà mẹ, trẻ em. Nó khiến quốc gia này không được đánh giá cao trong bản danh sách yêu mẹ của Save the Children.
Đứng top cuối trong bản danh sách vừa được công bố là Cộng hòa dân chủ Congo, Sudan và Nam Sudan với thứ hạng 156. Sau đó là Chad, Eritrea, Mali, Guinea-Bissau, Yemen, Afghanistan và cuối cùng là Niger. Hầu hết những nước này đang chìm trong chiến tranh, loạn lạc cũng như nguy cơ bị khủng bố đe dọa. Chính vì lẽ đó, sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở những quốc gia này ít được quan tâm kéo theo tỉ lệ trẻ tử vong sau khi sinh rất cao.
Trịnh Duy
Theo Infonet.vn