Theo South China Morning Post, đoạn video quay cảnh các vị khách trong buổi tiệc cầm mặt nạ được cắt từ miếng giấy vẽ đôi mắt xếch và hét lên: “Các cô gái Vũ Hán, wahoo! ”.
Những nhân vật có tên tuổi trong làng thời trang như Susanna Lau (còn gọi là Susie Bubble), Bryanboy và tài khoản Instagram Diet Prada là những người đầu tiên lên án video này.
Blogger "quyền lực" giới thới trang Susana Lau đã gọi đó là "sự phân biệt chủng tộc nghiêm trọng" và "một phiên bản châu Á của blackface".
Blackface là thuật ngữ chỉ việc hóa trang thành người da đen nhằm mục đích thương mại hoặc mua vui, giải trí. Hành động này được coi là thiếu tôn trọng với cộng đồng người da đen và đã bị lên án trong nhiều năm.
Một bài đăng trên Instagram từ tài khoản @diet_prada đã tố cáo video do Gaubert đăng là phân biệt chủng tộc. Ảnh: @diet_prada |
Sau khi bị chỉ trích trên mạng xã hội, ông Gaubert đã xoá video và xin lỗi “những người bạn châu Á” của mình trong một bài đăng dài trên Instagram. Gaubert là một đạo diễn âm thanh từng làm việc với Chanel, Fendi, Dior và Valentino.
Ông giải thích rằng không hề có động cơ phân biệt chủng tộc nào ở đây và những chiếc mặt nạ được thiết kế bởi một người bạn nghệ sĩ từ sáu năm trước.
Video xuất hiện trong bối cảnh làn sóng bạo lực chống người gốc Á gia tăng ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới.
Theo nghiên cứu của tổ chức hoạt động chống thù ghét có tên Stop AAPI Hate, gần 4.000 cuộc tấn công với động cơ phân biệt chủng tộc nhằm vào người Mỹ gốc Á đã được ghi nhận kể từ khi lệnh phong tỏa được đưa ra ở Mỹ hơn một năm trước.