Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Bước ngoặt gây tranh cãi của Tổng thống Biden

Chuyến đi của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Riyadh vào tháng 7 đánh dấu bước ngoặt đáng chú ý và xung đột Nga - Ukraine được cho là chất xúc tác cho động thái này. 

quan he,  Vung Vinh anh 1

Đầu năm 2022, quân đội Iran dùng tên lửa và máy bay không người lái tấn công vào Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Không nhận được hỗ trợ kịp thời, các quốc gia Vùng Vịnh tỏ ra không hài lòng với Mỹ, quốc gia đồng minh thân thiết.

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sốt sắng chi hàng tỷ USD hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, khiến Saudi Arabia và UAE không khỏi so sánh. Động thái này được cho là phản ánh sự coi nhẹ của Mỹ trong mối quan hệ với các quốc gia Vùng Vịnh.

Về phần mình, Mỹ cũng không hài lòng với hành động không bơm dầu làm giảm giá năng lượng của Saudi Arabia và UAE. Hơn nữa, các quốc gia Vùng Vịnh cũng từ chối tạo khoảng cách với Nga bởi họ đang cố gắng xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Moscow.

“Cuộc xung đột ở Ukraine cũng vô tình tạo nên sự biến chuyển ở Vùng Vịnh. Khu vực này đang chứng kiến sự trở lại của Mỹ, không phải tới để kiểm soát mà nhằm huy động lực lượng khi cần. Tin xấu cho các quốc gia này là khi Mỹ huy động nước khác, đó mới là cái tát vào mặt”, Sanam Vakil, chuyên gia về Vùng Vịnh tại Chatham House, nói.

Nỗ lực hàn gắn mối quan hệ

Mỹ và các đồng minh Vùng Vịnh đang cố gắng hàn gắn mối quan hệ. Nhà Trắng hôm 14/6 thông báo rằng Biden sẽ công du Saudi Arabia vào tháng 7. Nhà lãnh đạo Mỹ sẽ gặp Thái tử Mohammed bin Salman (MBS).

Đây là bước đi đáng chú ý trước những lùm xùm liên quan đến MBS. Các cơ quan tình báo Mỹ tin rằng MBS liên quan tới vụ án Jamal Khashoggi, nhà báo bị sát hại 4 năm trước. Điều này trái với các nguyên tắc của ông Biden. Vì vậy, ông có thể đối mặt chỉ trích về việc làm điều trái với lương tâm chỉ vì muốn cô lập Nga.

quan he,  Vung Vinh anh 2

Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires vào năm 2018. Ảnh: Financial Times.

Ông Adam Schiff, thành viên đảng Dân chủ và là chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, tin rằng ông Biden sẽ không đến Saudi Arabia hay bắt tay với MBS. Trên kênh truyền hình Mỹ trong tháng 6, ông cáo buộc chính MBS “đã sát hại công dân Mỹ một cách khủng khiếp nhất”.

Tuy nhiên, một số trợ lý từng đốc thúc ông Biden bỏ qua mối quan ngại về đạo đức để tập trung thúc đẩy tái thiết mối quan hệ với Saudi Arabia. Họ cho rằng nên chấp nhận đánh đổi và hợp tác với MBS nhằm đổi lấy sự ổn định năng lượng. Trước đây, Nhà Trắng từng cân nhắc cuộc gặp giữa ông Biden và MBS tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 10/2021 ở Rome. Tuy nhiên, kế hoạch không thành vì vị hoàng tử quyết định không tham dự.

Chuyến thăm Saudi Arabia là dấu hiệu cho hiệp ước năng lượng lâu dài vì an ninh mà Mỹ đã thiết lập với Vùng Vịnh.

“Đây là cơ hội để Mỹ thiết lập lại cục diện và nhận thức rõ hơn tại sao các quốc gia Vùng Vịnh cần quan tâm đến cam kết của Mỹ”, một người nói trong các cuộc thảo luận Vùng Vịnh.

Cần thể chế hóa quan hệ

Theo Financial Times, Saudi Arabia đang tạo thuận lợi cho cuộc gặp tiềm năng sắp tới bằng cách đồng ý tăng sản lượng dầu thô với các đồng minh trong OPEC+. Ông Biden đánh giá đây là động thái "tích cực".

Có lợi thế trên thị trường năng lượng, Saudi Arabia và UAE muốn ký các thỏa thuận hỗ trợ thay vì các cam kết thông thường với Mỹ. Điều này nhằm thúc đẩy ba nước trở thành đối tác an ninh chính thức và thể chế hóa quan hệ. Các thỏa thuận bao gồm phát triển lĩnh vực tình báo và hợp tác quân sự để giải quyết mối đe dọa từ tên lửa và máy bay không người lái.

quan he,  Vung Vinh anh 3

Một cơ sở được sử dụng để hạ cánh và bốc dỡ dầu thô và tinh luyện tại Bến tàu phía Bắc, do Saudi Aramco điều hành, ở Ras Tanura, Saudi Arabia. Ảnh: Financial Times.

Cựu quan chức ngoại giao Mỹ Dennis Ross, cựu quân nhân ở Trung Đông, là người thúc đẩy sự cân bằng trong quan hệ với Saudi Arabia.

Gần đây, ông đã đến thăm Riyadh. Ông chia sẻ thông điệp từ Riyadh rằng: “Đừng coi chúng tôi là hiển nhiên và các ông có thể sai khiến chúng tôi. Các ông đừng làm xấu mặt chúng tôi”.

Năm 2021, Mỹ đã rút một số lực lượng phòng không khỏi Saudi Arabia vì mục đích bảo trì và luân chuyển. Điều này khiến nhiều người quan ngại rằng mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn.

Tướng Kenneth McKenzie, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ, nói với một ủy ban tại Hạ viện vào tháng 3 rằng “chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh Vùng Vịnh để nâng cao khả năng tự vệ của họ”.

Ông đồng thời cho biết thêm Saudi Arabia vẫn có hơn 20 tên lửa chống tên lửa đạn đạo Patriot.

quan he,  Vung Vinh anh 4

Một binh sĩ Không quân Mỹ đứng gần khẩu đội tên lửa Patriot tại căn cứ không quân Prince Sultan ở al-Kharj, miền trung Saudi Arabia. Ảnh: Financial Times.

Trong không khí chuyển biến về ngoại giao, UAE và Mỹ đang soạn thảo một “khuôn khổ an ninh” mới nhưng chưa hoàn thiện. Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Washington đã “thường xuyên thảo luận với UAE về việc tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng để ngăn chặn và đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai”.

Ngoài tìm kiếm sự ủng hộ nhằm ổn định thị trường năng lượng, ông Biden có khả năng tìm kiếm động thái phát triển mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel. Saudi Arabia không có quan hệ chính thức với Israel nhưng vẫn hợp tác với nước này về các vấn đề an ninh và tình báo.

Công nghệ tên lửa

Washington đang làm việc với thế hệ lãnh đạo Vùng Vịnh quyết đoán và tự tin hơn. Họ bảo vệ các mối quan hệ của mình để độc lập hơn với Mỹ. Đó là yếu tố thúc đẩy Riyadh và Abu Dhabi xích lại gần Nga và Trung Quốc trong những năm gần đây và cũng là điều tạo nên xung đột trong quan hệ Vùng Vịnh với Washington.

Các nhà lãnh đạo Vùng Vịnh thể hiện sự tức giận đối với hành động trong những ngày đầu cầm quyền của ông Biden. Tổng thống Mỹ đã chấm dứt ủng hộ liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu nhằm chống lại phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn trong nội chiến ở Yemen. Ông Biden đã đóng băng việc bán vũ khí cho Saudi Arabia và dỡ bỏ chỉ định khủng bố mà chính quyền Trump áp dụng đối với Houthis.

Riyadh và Abu Dhabi coi Houthi là quân ủy nhiệm của Iran. Saudi Arabia, UAE, và Mỹ cáo buộc Tehran cung cấp cho lực lượng Hồi giáo công nghệ tên lửa và máy bay không người lái tinh vi.

Trong những tháng đầu năm 2022, phiến quân Houthis đã tấn công vào Saudi Arabia. Ngoài ra, Houthis đã bắn tên lửa và máy bay không người lái vào Abu Dhabi, tấn công trung tâm quyền lực của UAE.

Trong tình huống an ninh quốc gia bị đe dọa, Sheikh Mohammed bin Zayed, lãnh đạo của UAE, đã tức giận vì ông Biden không gọi điện đề nghị hỗ trợ. UAE sau đó đã dùng ghế tạm thời của mình trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để bỏ phiếu trắng về nghị quyết của Mỹ hồi tháng 2 khi lên án Nga.

Mối đe dọa Houthis đã giảm bớt sau thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Yemen. Mỹ đang dần công nhận về nỗ lực của Riyadh nhằm chấm dứt xung đột. Ông Biden ca ngợi "khả năng lãnh đạo can đảm" của Saudi Arabia trong thỏa thuận ngừng bắn kéo dài thêm 60 ngày vào tháng 6.

Tuy nhiên, đe dọa về an ninh của các quốc gia vùng Vịnh trước sức ép của Iran vẫn chưa lu mờ. Việc ông Biden thúc đẩy thỏa thuận với Tehran nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 khiến quan hệ Vùng Vịnh - Mỹ càng phức tạp.

Riyadh và Abu Dhabi lo lắng Washington đang chú ý quá ít đến việc phát triển tên lửa của Iran. Ngoài ra, Mỹ cũng không chú ý hỗ trợ các chiến binh Shia trong khu vực.

UAE và Saudi Arabia cho rằng Mỹ đang cố gắng để các nước này phải tìm cách “chia sẻ khu vực lân cận” với đối thủ truyền kiếp của mình.

“UAE đã mong đợi chính quyền Biden xử lý việc này theo cách khác. Nhưng họ đã quay trở lại chính xác vị trí mà họ từng đứng”, người đại diện Abu Dhabi nói.

Xung đột giữa Mỹ và Saudi Arabia

Ông Biden bày tỏ sự tức giận đối với Saudi Arabi. Trong vụ nhà báo Khashoggi bị sát hại, ông Biden đã công bố các phát hiện của cơ quan tình báo Mỹ về các hành vi vi phạm nhân quyền.

Trong cuộc tranh luận tổng thống năm 2019, ông Biden cáo buộc Saudi Arabia "giết trẻ em" trong một liên quan rõ ràng đến cuộc chiến ở Yemen, nơi liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu. Hành động của Saudi đã bị chỉ trích trên diện rộng.

quan he,  Vung Vinh anh 5

Các cơ quan tình báo Mỹ tin rằng Mohammed bin Salman đã ủy quyền một hoạt động để giết Jamal Khashoggi, nhà báo bị các đặc vụ Saudi Arabia sát hại năm 2018. Ảnh: Financial Times.

Trong lá thư gửi cho ông Biden vào đầu tháng 6, ông Schiff và 5 thành viên đảng Dân chủ cấp cao khác đã thúc giục tổng thống nhắc lại yêu cầu về trách nhiệm giải trình cho vụ sát hại Khashoggi và tiếp tục đình chỉ hỗ trợ cho liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu ở Yemen.

Dawn, nhóm nhân quyền có trụ sở tại Washington mà nhà báo Khashoggi đồng sáng lập, cảnh báo rằng những nỗ lực hàn gắn mối quan hệ của Washington với Riyadh “mà không ưu tiên nhân quyền không chỉ là điều phản bội những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông Biden mà còn có thể là cơ hội để Thái tử Saudi vi phạm thêm nữa”.

UAE ít bị chỉ trích hơn Saudi Arabia. Tuy nhiên, quốc gia này không thoát khỏi những lời chỉ trích vì vai trò của mình ở Yemen với tư cách là đối tác của Saudi Arabia trong liên minh. Điều này khiến các quan chức Mỹ thất vọng và là động lực để theo đuổi chính sách đối ngoại khác.

Một điểm gây tranh cãi khác là mối quan hệ ngày càng phát triển của Vùng Vịnh với Trung Quốc. Bất chấp quan ngại về việc 5G của Huawei được dùng để theo dõi tài sản của Mỹ, các quốc gia quân chủ bắt đầu quan tâm tới công nghệ Trung Quốc.

Gần đây, có nhiều lo ngại rằng UAE có thể trở thành một trung tâm "ẩn náu" cho dòng tiền của Nga và nới trốn tránh các lệnh trừng phạt.

quan he,  Vung Vinh anh 6

Sheikh Mohammed bin Zayed, nhà lãnh đạo UAE, đã tức giận khi ông Joe Biden không gọi đề nghị hỗ trợ sau khi phiến quân Houthi tiến hành cuộc tấn công tên lửa vào Jeddah vào tháng 3. Ảnh: Financial Times.

Vũ khí tân tiến

UAE là quốc gia thứ hai sau Mỹ sở hữu hệ thống phòng không tiên tiến Thaad.

Vào năm 2022, lần đầu tiên một chiếc Thaad được khai hỏa nhằm bắn hạ tên lửa của Houthi phóng vào Abu Dhabi. Saudi Arabia sẽ trở thành quốc gia thứ ba sở hữu hệ thống Thaad sau khi bộ nhà nước thông qua thỏa thuận trị giá 15 tỷ USD cho 44 bệ phóng Thaad vào năm 2017.

Chuyên gia Tom Karako tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói rằng các nước này đang sở hữu nhiều Thaad như quân đội Mỹ.

“Mỹ đang nỗ lực trang bị hệ thống phòng không khan hiếm ở Vùng Vịnh nhằm hiện đại hóa vũ khí khu vực. Tuy nhiên, Mỹ lại bỏ qua nhu cầu phòng không ở Thái Bình Dương”, Karako nói.

Cho đến nay, các tín hiệu từ Riyadh và Abu Dhabi cho thấy các nước này vẫn chưa sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Nga.

Vào đầu tháng 6, Saudi Arabia đã tiếp đón Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp GCC ở Riyadh.

Ông Ross cảnh báo rằng ngay cả khi ông Biden gặp MBS thì “nó sẽ không giống như công tắc đèn, khi bạn thay đổi nó thì mọi chuyện vẫn ổn”.

UAE: 'Giá dầu sẽ lập đỉnh mới'

UAE thừa nhận các nước thành viên OPEC đang gặp khó trong việc nâng sản lượng dầu theo đúng kế hoạch. Với sự phục hồi của Trung Quốc, giá dầu có khả năng lập đỉnh mới.

Lời cự tuyệt của ông Mike Pence

Dù không làm chứng ở phiên điều trần Quốc hội Mỹ về vụ bạo loạn Điện Capitol, ông Mike Pence vẫn là tâm điểm khi nhất quyết cự tuyệt yêu cầu lật ngược kết quả bầu cử của ông Trump.

Thanh Lam

Bạn có thể quan tâm