Câu 1: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (luật Hình thư) ra đời thời vua nào?
Luật "Hình thư" ra đời năm Nhâm Ngọ (1042) thời vua Lý Thái Tông giúp giản tiện cho việc xử án, tạo điều kiện cho luật pháp nước ta tiến lên một bước mới từ xét xử bằng luật tục, cảm tính lên xét xử bằng luật nước, luật thành văn có sự quy củ, rõ ràng. "Đại Việt sử ký tiền biên" ghi: “Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng”. |
Câu 2: Bộ "Quốc triều hình luật" soạn thời vua Lê Thánh Tông. Chương nào dưới đây không có trong luật này?
"Quốc triều hình luật", còn gọi là luật Hồng Đức theo niên hiệu của vua Lê Thánh Tông gồm 722 điều, 13 chương được đánh giá là biên soạn công phu, làm khuôn mẫu cho cổ luật Việt Nam. Chương Hôn thú không có trong "Quốc triều hình luật" mà được trình bày xen kẽ trong các chương khác. |
Câu 3: Bộ "Hoàng Việt luật lệ" do những ai dưới đây biên soạn:
Bộ "Hoàng Việt luật lệ", còn gọi là luật Gia Long được biên soạn bởi Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh và Trần Hựu. Trong đó Nguyễn Văn Thành giữ vai trò Tổng tài. Năm Tân Mùi (1811), luật được biên soạn xong và in năm Nhâm Thân (1812), đến năm Quý Dậu (1813) thì áp dụng thi hành. |
Câu 4: Bộ "Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật" được thi hành dưới thời vua nào?
"Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật" còn được gọi là bộ Dân luật Trung Kỳ. Bộ luật này gồm 5 quyển với 1.709 điều. Đây là cuốn dân luật đầu tiên do hoàng đế Việt Nam ban hành ngày 13/7/1936. Tức là luật được ban hành thời vua Bảo Đại. |
Câu 5: Thời Đinh khi đất nước chưa có luật thành văn, vua Đinh đã đặt cái gì ở sân điện để răn đe dân chúng?
Để chế ngự những kẻ có âm mưu phản loạn hoặc làm việc quấy, theo "Đại Việt sử ký toàn thư" cho biết: “Vua (Đinh Tiên Hoàng) muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: “Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”. Nhờ biện pháp cứng rắn này nên như "Việt sử lược" có viết: “Bọn tù tội đều sợ phục, không dám trái mệnh”. |
Câu 6: Vị quan nào dưới đây có tài xử án?
Quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong là người có tài phá án rất sáng tạo. Ông phá vụ án phá vườn dưa qua chiếc xẻng; vạch mặt chân tướng kẻ giả mù trộm tiền của anh bán dầu hay tìm lại gánh giấy bị mất cho người bán giấy qua việc yêu cầu dân kê khai lý lịch... |
Câu 7: Bùi Cầm Hổ thời Lê sơ được biết đến qua việc phá vụ án nào?
Vụ án bát canh lươn là vụ án được Bùi Cầm Hổ khám phá ra trong thời gian trọ học ở kinh đô. Vốn xuất thân ở nơi thôn dã, ông biết người vợ vô tình mua loại rắn độc có sắc vàng như lươn nấu cho chồng ăn làm chồng chết mà không biết. Nhờ đó mà ông được làm quan không qua thi cử. |