Trước tình trạng xuống cấp của công trình con đường gốm sứ ven sông Hồng, ông Đào Việt Trung, Trưởng ban quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội đã trả lời phỏng vấn của Zing.vn:
- Sự xuống cấp của con đường gốm sứ hiện được Ban quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội đánh giá như thế nào, thưa ông?
- Đây là công trình nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội do họa sỹ Nguyễn Thu Thủy, Giám đốc công ty TNHH nghệ thuật Tân Hà Nội thiết kế và thi công từ cuối năm 2007. Toàn bộ bức tranh dài gần 4km. Sau khi hoàn thành, đến năm 2012, bức tranh có dấu hiệu rạn nứt.
Trước thực trạng đó, ngày 3/6/2014 Ban quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội đã chủ trì phối hợp liên ngành các cơ quan chuyên môn, chức năng theo thẩm quyền gồm: Sở Văn hóa và Du lịch, UBND quận Ba Đình, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình này.
Theo kết quả khảo sát, tổng chiều dài bị rạn nứt khoảng 1.600 m, bong tróc trên 30 m2 (tổng diện tích bức tranh hơn 6.800 m2). Các vết nứt thường xuất hiện ở vị trí tiếp xúc giữa thân đê bêtông với phần tường xây bổ sung, hầu hết ở đoạn từ cửa khẩu An Dương - cầu Long Biên.
Bức tranh gốm sứ đang xuống cấp nghiêm trọng. |
- Theo ghi nhận, tình trạng rạn nứt, bong tróc của bức tranh kỷ lục ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân do đâu?
- Có ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất, kết cấu bức tranh gốm sứ làm sai. Theo đó, bức tranh được thiết kế trên hai bức tường ghép vào nhau. Phía dưới là tường bêtông chắn đê trước đó, ở trên là bức tường xây dựng bổ sung trong quá trình ghép tranh bằng gạch. Giữa hai bức tường chỉ gắn kết bằng mạch vữa không có trụ, cột vì thế việc xảy ra rạn nứt là tất yếu. Hơn nữa, kết cấu đã không đảm bảo thì có dán lại các mảnh gốm cũng sẽ bị bong lại.
- Từ khi đưa vào sử dụng, công tác duy tu, bảo dưỡng con đường kỷ lục này ra sao?
- Tháng 10/2010, công trình con đường gốm sứ được đưa vào sử dụng. Theo đó, đơn vị thi công là Công ty TNHH nghệ thuật Tân Hà Nội sẽ bảo hành về duy tu đến tháng 5/2013.
Từ 25/5/2013 đến hết 2013, Ban quản lý duy tu, sửa chữa theo quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội với chi phí 93 triệu đồng.
Năm 2014, Ban quản lý được phê duyệt dự toán duy tu, bảo dưỡng với mức phí 329 triệu đồng. Công tác bảo dưỡng chủ yếu là phun nước rửa bức tranh theo định kỳ 1 lần/tháng và sửa chữa một số điểm bị bong tróc.
Thứ hai, đơn vị thi công thiếu kinh nghiệm trong việc hoàn thiện. Bức tường bổ sung cao 60 cm, dày 20 cm nhưng lại xây liền khối không trụ nên khi có lực tác động những vết nứt kéo dài thêm.
Thứ ba, nguyên nhân khách quan từ điều kiện thời tiết thay đổi nhiệt độ liên tục theo các mùa khiến các mảng của bức tranh nhanh chóng bị phồng rộp, rạn nứt. Đồng thời, vào ban đêm tuyến đường này có nhiều xe tải đi qua gây rung lắc, nhất là khu vực chợ đầu mối Long Biên.
- Nguy cơ đổ sập một phần bức tranh, đặc biệt là phần xây thêm được đặt ra như thế nào?
- Thực tế bức tranh đã bị hư hỏng theo thời gian và do nhiều nguyên nhân trên, đặc biệt phần tường được xây dựng bổ sung bằng gạch. Do đó, bức tường bổ sung này có nguy cơ đổ sập mỗi khi mưa to, gió lớn. Vì vậy, ban quản lý cũng đã gấp rút đề xuất phương án sửa chữa để sớm khắc phục tinh trạng trên.
Ban quản lý Chỉnh trang đô thị đã trình kế hoạch sửa sang lên cấp trên chờ duyệt. Theo đó, phương án xử lý được dự tính là bổ sung hệ thống trụ, cọc bằng bêtông làm khung đỡ. Theo dự tính, cứ 20 m sẽ xẩy một trụ, cọc; đồng thời chúng tôi sẽ tiến hành khoan các mũi vít râu sắt nối giữa hai bức tường gắn với nhau để tăng sự liên kết, giằng giữ.
Ban quản lý con đường này dự kiến sẽ xây hệ thống trụ đỡ, vít sắt để khắc phục tình trạng này. |
- Một đường gốm sứ nhưng có tới 3 đơn vị quản lý. Theo đó, bề mặt bức tranh gốm sứ ghép thuộc Ban quản lý chỉnh trang đô thị nhưng vỉa hè do UBND các quận theo dõi còn cây xanh trang trí do Công ty cây xanh phụ trách.
Việc phân cấp quản lý cũng có một phần ảnh hưởng tới bức tranh này, bởi chúng tôi chỉ có nhiệm vụ rửa, bảo vệ duy tu bề mặt bức tranh. Còn việc cây trang trí thuộc công ty cây xanh làm, nhiều lúc cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với chúng tôi. Ngoài ra, các quán nước vỉa hè khu vực chợ Long Biên cũng gây làm cho mỹ quan của con đường gốm sứ nhanh chóng xuống cấp.
Trao đổi với Zing.vn, bà Nguyễn Thu Thủy, tác giả bức tranh kỷ lục chia sẻ, trong quá trình thực hiện thi công con đường này bà nhận được sự trợ giúp lớn từ hơn 40 họa sĩ trong nước và bạn bè quốc tế. "Trước thực trạng này tôi cũng cảm thấy buồn. Đây là lỗi của chúng tôi khi thi công chưa có kinh nghiệm xây một bức tường dài cả ngàn mét liền khối không có trụ đỡ hay các rãnh giãn nở", bà Thủy thừa nhận.
Tuy nhiên, nữ họa sĩ này cũng cho hay, không chỉ ở bức tranh gốm sứ ở Việt Nam diễn ra tình trạng này mà các bức tranh gốm khác trên thế giới như ở Califonia (Mỹ), Canada, Astraylia...cũng xảy ra tình trạng tương tự.
"Không vì sự xuống cấp mà bức tranh bị rút chứng nhận kỷ lục. Bởi các công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng, việc có xuống cấp, hư hỏng là điều bình thường. So với các bức tranh gốm sứ trên thế giới mà tôi biết khác, tình trạng con đường gốm sứ ven sông Hồng vẫn trong tầm kiểm soát. Hơn nữa, Tổ chức kỷ lục Guinness đã công nhận và họ còn nhiều việc khác chứ không chỉ theo dõi bức tranh này", bà nói.