Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BT Nguyễn Chí Dũng: Cần phá tư duy cục bộ cho vùng đồng bằng sông Hồng

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng vẫn còn tư duy cục bộ. Do đó, các tỉnh cần tăng cường liên kết, hỗ trợ cùng phát triển.

Vùng đồng bằng sông Hồng còn nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh: Khánh Nam.

“Vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước với hạt nhân là thủ đô Hà Nội; có vai trò 1 trong 2 đầu tàu kinh tế, động lực phát triển hàng đầu của cả nước với 3 cực tăng trưởng là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh tại hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp” diễn ra tại Thái Bình hôm 30/3.

Ông Hải cho biết trong những năm qua, một số địa phương trong Vùng đồng bằng sông Hồng đã có sự phát triển bứt phá, trở thành điểm sáng trong vùng và cả nước, điển hình là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên.

Hạ tầng thương mại phát triển khá với sự gia tăng nhanh của các loại hình thương mại hiện đại như thương mại điện tử, siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, góp phần làm thay đổi diện mạo ngành thương mại của vùng và cả nước.

Vẫn còn điểm nghẽn

Tăng trưởng kinh tế bình quân của vùng giai đoạn 2005-2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước và chiếm 29,4% GDP cả nước; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước.

Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ (năm 2020 lần lượt là 40,62% và 40,64%); các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại.

Tuy nhiên, bên cạnh các mặt thuận lợi, thứ trưởng cũng chỉ ra tính liên kết vùng nhìn chung vẫn còn có những hạn chế.

dong bang song Hong anh 1

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: MOIT.

Các công trình, dự án liên kết vùng mới tập trung ở những dự án hạ tầng do ngân sách từ Trung ương đầu tư. Hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn chưa rõ nét, chưa có cơ chế chính thức về liên kết vùng riêng.

"Không gian và địa bàn liên kết còn mang tính tự phát giữa một số địa phương. Đặc biệt, các vấn đề, nội dung liên quan đến liên kết ngoại vùng hầu như chưa có", thứ trưởng nhấn mạnh.

“Cần tập trung thu hút đầu tư phát triển mạng lưới logistics, chợ đầu mối, các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông minh gắn với cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, nhằm phát huy tối đa lợi thế vùng, thúc đẩy giao thương, tận dụng tối đa cơ hội của những hiệp định thương mại tự do", ông Hải nêu.

10 đề xuất định hướng phát triển

Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chỉ ra vùng chưa tận dụng hết tiềm năng, lợi thế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; thu ngân sách dựa nhiều vào khai thác quỹ đất; phát triển không đồng đều giữa các tiểu vùng và địa phương trong vùng; liên kết, hợp tác chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp.

Ông cho rằng nguyên nhân nằm ở tư duy cục bộ chưa vì lợi ích chung; thiếu cơ chế và bộ máy thực hiện liên kết, điều phối vùng hiệu quả; chất lượng quy hoạch còn thấp; chưa có chính sách đủ mạnh để huy động nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước tham gia đầu tư.

Cùng với đó là bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường.

Bộ trưởng nêu ra 10 đề xuất định hướng phát triển, bao gồm hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng mang tính đột phá; phát triển cân bằng, hài hòa giữa kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cùng với đó là huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, lan tỏa, đồng bộ, kết nối.

dong bang song Hong anh 2

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Bộ Công thương.

Ngoài ra, cần phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững, sinh thái theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn.

Thêm vào đó là phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á; trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hàng đầu của cả nước.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, cho biết Thái Bình có lợi thế về lực lượng lao động đông, trẻ được đào tạo; con người năng động, thân thiện, dễ hòa đồng; được xác định là những tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian qua, Thái Bình đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp và hạ tầng giao thông kết nối trọng điểm liên vùng, khắc phục dần sự chia cắt do đặc điểm địa lý.

Tỉnh cũng chủ động nhận diện và tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn trong thu hút đầu tư; nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là vướng mắc về thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng...

Hội thảo có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng; Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; PGS TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế Chính phủ.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế.

6 rủi ro chính với kinh tế toàn cầu năm nay

Những dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn thấp, phản ánh việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để đối phó với lạm phát, đặc biệt ở những nền kinh tế lớn.

Lý do vốn FDI mới vào Việt Nam giảm mạnh

Tổng vốn đăng ký đầu nước nước ngoài vào Việt Nam quý I chỉ bằng 61,2% so với cùng kỳ năm trước. Các tập đoàn lớn đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm