Bà May trở thành lãnh đạo nước Anh nhờ Brexit nhưng cũng chính nó đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị kéo dài gần 2 thập kỷ của nữ thủ tướng thứ hai trong lịch sử đất nước.
|
Sự nghiệp chính trị của bà Theresa May, người vừa tuyên bố sẽ từ chức thủ tướng Anh, bắt đầu vào năm 1997. Khi đó, bà được bầu làm đại biểu quốc hội của Maidenhead, thị trấn thuộc hạt Berkshire, phía đông nam nước Anh. Ảnh: Mirrorpix. |
|
Bà trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của đảng Bảo thủ vào năm 2002. Trong bài phát biểu tại đại hội đảng cùng năm, bà May kêu gọi các thành viên đảng thay đổi, trong bối cảnh Công đảng đã có những chiến thắng liên tiếp. Ảnh: Guardian. |
|
Bà May và ứng viên lãnh đạo đảng Bảo thủ lúc đó là ông David Cameron trò chuyện hồi năm 2005. Sau này cả hai người đều trở thành thủ tướng Anh và đều phải từ chức trước khi nhiệm kỳ kết thúc. Ảnh: PA. |
|
Sau khi ông Cameron trở thành thủ tướng vào năm 2010, bà May được bổ nhiệm giữ vị trí bộ trưởng nội vụ. Di sản của bà trong thời gian này là các kế hoạch cải tổ lực lượng cảnh sát, lập trường cứng rắn với tội phạm ma túy và việc hạn chế người nhập cư vào Anh. Ảnh: PA. |
|
Sau khi ông Cameron từ chức vào năm 2016, vào buổi sáng công bố kết quả trưng cầu dân ý cho thấy người dân Anh muốn rời khỏi EU (Brexit), bà May công bố kế hoạch tranh cử vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ. Ảnh: AP. |
|
Sau cuộc thương lượng quyền lực với một ứng viên nổi bật khác là cựu thị trưởng London Boris Johnson, bà May trở thành lãnh đạo đảng - tức thủ tướng, còn ông Johnson giữ vị trí bộ trưởng ngoại giao. Bà May trình diện Nữ hoàng Elizabeth II sau khi chính thức trở thành thủ tướng vào ngày 13/7/2016. Ảnh: PA. |
|
Bà May và Tổng thống Mỹ Donald Trump nắm tay nhau đi trong Nhà Trắng khi thủ tướng Anh thăm Mỹ vào tháng 1/2017. Ảnh: New York Times. |
|
Để có thêm quyền kiểm soát trong quá trình thương lượng Brexit với EU, bà May mở cuộc bầu cử sớm vào tháng 6/2017. Ảnh: Reuters. |
|
Thủ tướng Anh Theresa May đến sớm trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk vào tháng 10/2017. Như đã dự đoán trước, quá trình thương lượng Brexit diễn ra hết sức khó khăn với chính phủ của bà May, khi vừa phải làm hài lòng quốc hội Anh, vừa cần sự chấp thuận của EU. Ảnh: AFP. |
|
Phản ứng của Thủ tướng May khi kế hoạch Brexit mà bà đạt được với EU bị các nghị sĩ quốc hội "vùi dập" không thương tiếc trong lần bỏ phiếu đầu tiên vào tháng 1/2019. Ảnh: PA. |
|
Bà May và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tại trụ sở EC ở Brussels hồi tháng 2. Thủ tướng Anh đã có quá trình trung gian hết sức bận rộn để đạt được một thỏa thuận Brexit làm hài lòng cả EU và quốc hội Anh. |
|
Bà May gặp khó khăn khi phát biểu trước quốc hội vì bị đau họng, trong bối cảnh các nghị sĩ không chấp nhận thỏa thuận Brexit của bà lần thứ hai. Ảnh: Barcroft Images. |
|
Bà May ở trong xe rời khỏi hạ viện sau khi hứa sẽ từ chức nếu các nghị sĩ ủng hộ thỏa thuận Brexit của bà, vốn đã bị từ chối hai lần trước đó. Ảnh: Getty. |
|
Bà May gần như sắp khóc sau khi kết thúc bài phát biểu bên ngoài nhà số 10 phố Downing - văn phòng thủ tướng Anh hôm 24/5. Bà tuyên bố sẽ từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ vào ngày 7/6. "Tôi đã làm việc với lòng biết ơn to lớn và bền bỉ vì được có cơ hội phụng sự đất nước tôi yêu", bà nghẹn ngào nói. Ảnh: Reuters. |
Sự nghiệp thủ tướng Anh Theresa May qua ảnh
Donald Trump
Brexit
Mỹ
Anh
Brexit
Theresa May
Thủ tướng Anh
Vương quốc Anh