Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Brazil dừng nhập cá rô phi Việt Nam, doanh nghiệp có bị ảnh hưởng?

Theo Vasep, động thái dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam của Brazil được xem là rào cản ban đầu đối với sản phẩm này của Việt Nam và có thể là các sản phẩm thủy sản khác.

Xuất khẩu cá rô phi Việt Nam năm 2023 đạt hơn 6 triệu USD, giảm 42% so với năm 2022. Ảnh: Shutterstock.

Brazil dừng nhập khẩu cá rô phi (tilapia) Việt Nam từ ngày 14/2 do phát hiện nguy cơ dịch bệnh do Tilapia lake virus (TiLV) - một loại virus gây bệnh cho loại cá này. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), quyết định dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam của Brazil không ảnh hưởng quá nhiều đến doanh nghiệp Việt Nam.

Lý giải nguyên nhân, Hiệp hội này cho biết kim ngạch xuất khẩu cá rô phi Việt Nam sang Brazil không nhiều. "Theo số liệu thống kê bởi Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cá rô phi sang Brazil trong 5 năm liên tiếp trở lại đây gần như không có. Brazil chủ yếu nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Có đến 90% sản phẩm thủy sản mà quốc gia này mua từ Việt Nam là cá tra", Hiệp hội dẫn chứng.

Tuy nhiên, Vasep cho rằng đây có thể được xem là rào cản ban đầu đối với các sản phẩm cá rô phi của Việt Nam và tiến tới có thể là sản phẩm thủy sản khác tại thị trường Brazil như cá tra.

"Doanh nghiệp cần cẩn trọng hơn về việc lựa chọn con giống cũng như kiểm soát dịch bệnh đối với không chỉ cá rô phi mà còn với cá thịt trắng trong đó có cá tra. Sau lệnh dừng nhập cá rô phi sang quốc gia Nam Mỹ này, doanh nghiệp có thể chuyển hướng thị trường", Vasep lưu ý.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá rô phi Việt Nam năm 2023 đạt hơn 6 triệu USD, giảm 42% so với năm 2022. Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi từ Việt Nam với 2 triệu USD, nhưng cũng giảm 34% so với năm 2022. Trong số đó, Hà Lan đóng góp gần một nửa tổng xuất khẩu cá rô phi Việt Nam sang thị trường EU.

Cá rô phi đông lạnh là sản phẩm được ưa thích của người tiêu dùng Mỹ. Tuy nhiên, cá rô phi Việt tại Mỹ khó cạnh tranh với cá rô phi Trung Quốc, vì giá trung bình của Việt Nam cao hơn nhiều dù đang có xu hướng giảm. Hiện Trung Quốc là nguồn cung cá rô phi lớn nhất thế giới và cũng là nguồn cung lớn nhất cho Mỹ.

Ngoài ra, xuất khẩu cá rô phi Việt Nam sang một số thị trường khác cũng chứng kiến tăng trưởng âm như trong năm vừa qua như xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 62%, Bỉ giảm 56%, Italy giảm 38%, Anh giảm 85%...

"Cá rô phi là một loài nuôi phát triển nhanh với sản lượng tăng. Hiện nay, sản phẩm cá rô phi có nguồn gốc từ Trung Quốc và Đài Loan đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá rô phi Việt Nam còn khiêm tốn, tuy nhiên có xu hướng tăng trưởng tích cực trong vài năm trở lại đây", Vasep đánh giá.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tố hãng tàu biển tự ý tăng phụ phí

Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam cho biết ngay sau Thông tư 39 về tăng 10% mức giá dịch vụ bốc dỡ container, thì nhiều hãng tàu nước ngoài đã tự ý tăng 10-20% phí xếp dỡ tại cảng.

Vì sao Brazil dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam?

Brazil dừng nhập khẩu cá rô phi (tilapia) từ Việt Nam do phát hiện nguy cơ dịch bệnh do Tilapia lake virus (TiLV) - một loại virus gây bệnh cho loại cá này.

Nga cấm xuất khẩu xăng

Từ ngày 1/3, Nga sẽ chính thức cấm xuất khẩu xăng trong 6 tháng để bù đắp cho nhu cầu ngày càng tăng trong nước.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm