Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bóng đá Ghana đánh mất cả một thế hệ vàng

Ghana, một trong những đội bóng vĩ đại nhất châu Phi, hiện đối mặt với thất bại đáng buồn: lần đầu tiên không thể góp mặt tại Giải vô địch các quốc gia châu Phi kể từ năm 2004.

Cuối tuần qua, Ghana chính thức chia tay vòng loại AFCON 2025 sau trận hòa 1-1 trước Angola.

Điều này không chỉ gây thất vọng cho người hâm mộ mà còn đặt ra câu hỏi về tương lai của bóng đá quốc gia này, đặc biệt là khi họ có trong tay những tài năng như Thomas Partey, Mohammed Kudus và Antoine Semenyo.

Một thất bại không thể tránh khỏi

Cuối tuần qua, Ghana chính thức chia tay vòng loại AFCON 2025 sau trận hòa 1-1 trước Angola. Trên bảng xếp hạng, tuyển Ghana mới có 3 điểm sau 5 trận, kém đội đứng thứ hai là Suan tới 4 điểm. Điều này đồng nghĩa "Những ngôi sao đen" (biệt danh tuyển Ghana) không thể vượt qua vòng loại CAN 2025.

Niềm hy vọng le lói khi đối thủ trực tiếp Sudan bất ngờ sảy chân trước Niger, nhưng giấc mơ dự AFCON 2025 của Ghana nhanh chóng tan thành mây khói. Cú đá phạt hàng rào đẳng cấp của Jordan Ayew ở phút 18 như thổi bùng lên ngọn lửa hy vọng cho hàng triệu trái tim người hâm mộ Ghana. Tuy nhiên, những sai sót đáng tiếc ở hàng phòng ngự cùng với sự thiếu bản lĩnh khiến Ghana đánh rơi chiến thắng ngay trước mắt.

Không thể phủ nhận rằng Ghana sở hữu một đội hình với nhiều tài năng nổi bật. Những cầu thủ như Partey, Kudus, Semenyo, hay Iñaki Williams đều là những ngôi sao có khả năng tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của đội bóng này là sự thiếu tổ chức và định hướng rõ ràng.

Ghana anh 1

Không thể phủ nhận rằng Ghana sở hữu một đội hình với nhiều tài năng nổi bật.

Trận hòa trước Sudan và những thất bại đáng thất vọng trong các trận đấu quan trọng cho thấy một thực tế: Ghana không thể duy trì sự tập trung và kiên định trong suốt 90 phút. Những bàn thua muộn họ phải nhận trong suốt chiến dịch vòng loại không chỉ là sự thiếu tập trung, mà còn phản ánh một đội bóng thiếu bản lĩnh và chiến thuật rõ ràng.

Trước Angola, một pha đánh đầu quá đơn giản của Zini cũng đủ xé lưới Ghana, phơi bày lỗ hổng đáng trách trong hàng phòng ngự. Việc để đối phương thoải mái đánh đầu trong vòng cấm địa là sai lầm không thể chấp nhận. Một lần nữa, hàng phòng ngự của “Những ngôi sao đen” lại cho thấy sự thiếu chắc chắn, khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng.

Trong bóng đá, khả năng lãnh đạo là yếu tố quan trọng giúp đội bóng duy trì sự ổn định và sức mạnh qua thời gian. Nhưng với Ghana, vấn đề này trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại liên tiếp.

Kể từ khi huấn luyện viên Avram Grant rời đi vào năm 2017, Ghana thay đổi huấn luyện viên đến bảy lần. Điều này không chỉ gây rối loạn trong chiến thuật, mà còn khiến các cầu thủ mất đi sự định hướng rõ ràng. Trong suốt chiến dịch vòng loại CAN 2025, Ghana liên tục thay đổi huấn luyện viên từ Milovan Rajevac, đến Chris Hughton, và cuối cùng là Otto Addo. Tuy nhiên, sự thay đổi liên tục khiến đội bóng thiếu đi sự ổn định cần thiết.

Đặc biệt, trong các trận đấu với Sudan và Niger, việc thiếu vắng những thủ lĩnh thực sự trên sân cỏ càng khiến Ghana gặp khó khăn. Những cái tên như Partey hay Kudus thường xuyên phải rút lui khỏi đội tuyển vì vấn đề cá nhân hoặc chấn thương, và khi họ có mặt, đội bóng vẫn thiếu sự kết nối. André Ayew, một trong những cầu thủ kỳ cựu nhất của đội tuyển, cũng bị gạt khỏi đội hình, làm dấy lên thêm nỗi lo về sự thiếu hụt những nhân tố lãnh đạo.

Khó khăn từ sự thiếu thốn cơ sở vật chất

Ngoài vấn đề về chiến thuật và khả năng lãnh đạo, Ghana còn đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về cơ sở vật chất. Đầu năm nay, trận đấu quan trọng với Sudan phải chuyển từ sân vận động Baba Yara ở Kumasi sang Accra vì lý do an ninh.

Việc phải nâng cấp khẩn cấp sân vận động ở thủ đô để kịp đón trận đấu cho thấy sự thiếu thốn trong công tác chuẩn bị của Liên đoàn Bóng đá Ghana. Cùng với đó là những vấn đề trong công tác đào tạo trẻ, khi thành tích của các đội tuyển trẻ ngày càng đi xuống, kể từ khi Ghana giành chức vô địch U-20 World Cup năm 2009.

Ghana anh 2

Kể từ khi huấn luyện viên Avram Grant rời đi vào năm 2017, Ghana thay đổi huấn luyện viên đến bảy lần.

Điều đáng tiếc là Ghana có rất nhiều tài năng xuất sắc nhưng lại không thể tạo ra một đội bóng mạnh mẽ. Những cầu thủ như Semenyo, Lamptey và Williams đều là những ngôi sao hàng đầu, nhưng họ lại không thể thi đấu cùng nhau trong một hệ thống đồng nhất. Việc thiếu sự kết nối và sự phối hợp ăn ý giữa các cầu thủ khiến Ghana luôn gặp khó khăn trong việc triển khai lối chơi.

Trong khi đó, các đội bóng khác ở châu Phi như Senegal, Nigeria hay Morocco xây dựng được những hệ thống vững mạnh với lối chơi rõ ràng và lãnh đạo ổn định. Ghana, với tất cả tài năng trong tay, lại thiếu đi sự kết nối và tổ chức để có thể vươn lên đỉnh cao.

Với những tài năng hiện có, Ghana đáng lẽ phải là một trong những ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch CAN 2025. Tuy nhiên, sự thiếu tổ chức, lãnh đạo và định hướng khiến họ rơi vào vòng xoáy thất bại.

Để thoát khỏi tình trạng này, Ghana cần một sự thay đổi mạnh mẽ, không chỉ ở khía cạnh huấn luyện mà còn cả trong cách thức xây dựng đội bóng. Cần phải có một kế hoạch dài hạn để phát triển cầu thủ, một chiến lược rõ ràng và nhất quán để tạo dựng một đội bóng mạnh, đủ khả năng cạnh tranh với các đội bóng hàng đầu châu Phi. Nếu không, Ghana sẽ tiếp tục lãng phí một thế hệ tài năng và đối mặt với những thất bại còn tồi tệ hơn trong tương lai.

Cuốn sách “Brilliant Orange: The Neurotic Genius of Dutch Football” xuất bản lần đầu năm 2000. Là người Anh nhưng Winner rất ngưỡng mộ bóng đá Hà Lan, và viết ra cuốn sách về bóng đá giàu trí tuệ bậc nhất từ trước đến nay.

Tuyển Morocco - từ đỉnh cao World Cup đến đáy vực CLB

Hai năm sau kỳ World Cup 2022, Morocco vẫn được nhắc đến như một hiện tượng khi trở thành đội tuyển châu Phi đầu tiên lọt vào bán kết.

Di Cầm

Bạn có thể quan tâm