Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bốn cổ phiếu tăng bằng lần trong tháng 9

Mặc dù chứng khoán Việt Nam diễn biến tiêu cực trong tháng 9, vẫn có những trường hợp đi ngược xu hướng với mức tăng hàng trăm %.

Thị trường chứng khoán trong nước chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng từ các yếu tố vĩ mô quốc tế, các chỉ số đều lao dốc dưới áp lực bán tháo mạnh mẽ của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

VN-Index giảm hơn 11,5% xuống còn 1.132,11 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021 đến nay. Đây cũng là mức giảm mạnh thứ 3 từng ghi nhận vào các tháng 9, sau các đợt lao dốc tháng 9/2001 và 9/2008.

Mức giảm khốc liệt trên đã đưa chứng khoán Việt Nam rơi vào nhóm 8 thị trường giảm mạnh nhất thế giới trong tháng 9. Vốn hóa HoSE bị thổi bay hơn 588.000 tỷ đồng (xấp xỉ 25 tỷ USD) chỉ trong một tháng, về khoảng 4,5 triệu tỷ đồng.

Trong khi vốn hóa sàn HNX cũng lao dốc gần 40.000 tỷ về khoảng 297.600 tỷ đồng và thị trường UPCoM rơi hơn 110.000 tỷ đồng còn quanh 1,1 triệu tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư Việt Nam đã mất tổng cộng hơn 738.200 tỷ đồng (khoảng 31 tỷ USD) sau một tháng.

Không chỉ giảm về mặt điểm số, thanh khoản thị trường trong tháng 9 cũng đã hao hụt đáng kể so với tháng trước, một số phiên còn rơi xuống mức đáy chỉ khoảng 7.500 tỷ đồng, thấp nhất kể từ tháng 11/2020.

chung khoan,  lao doc,  tang manh anh 1

Chứng khoán lao dốc trong tháng 9. Đồ thị: TradingView.

Dù bức tranh chung ảm đạm với hàng loạt mã chứng khoán lớn miệt mài dò đáy, vẫn có những trường hợp đi ngược xu thế, thậm chí có những cổ phiếu giúp tài khoản nhà đầu tư tăng bằng lần trong tháng khó khăn.

Với biên độ dao động thông thường lớn nhất đến 15%/phiên nên sàn UPCoM thường có các cổ phiếu đột biến nhất. Sàn này trong tháng vừa qua có đến 4 mã tăng giá hơn 100% trở lên.

Dẫn đầu bảng xếp hạng là mã EPC của Công ty TNHH Một thành viên Cà phê Ea Pốk. Từ một cổ phiếu vô danh với thanh khoản "đóng băng" trong nhiều tháng liền, EPC gây bất ngờ với chuỗi 7 phiên tăng trần liên tiếp cuối tháng 9, tương đương có thêm 320% lên thị giá 36.200 đồng.

Đà tăng bất ngờ khi doanh nghiệp không có biến động lớn. Thậm chí kết quả kinh doanh nghèo nàn với doanh thu năm ngoái lao dốc 70% (về 24 tỷ đồng) và chi phí cao dẫn đến lỗ hơn 19 tỷ đồng.

Cổ phiếu CFV của Công ty TNHH Một thành viên Cà phê Thắng Lợi cũng góp mặt trong danh sách khi từng có chuỗi 23 phiên tăng trần liên tiếp và điều chỉnh ở mức 55.400 vào cuối tháng 9.

Đà tăng bất thường của cổ phiếu thậm chí còn bị lãnh đạo công ty cà phê này đặt ra nghi vấn có một số cá nhân lợi dụng lỗ hổng để tác động đến giá cổ phiếu vì động cơ cá nhân; đồng thời khuyến khích điều tra các giao dịch bất thường.

Sàn Thị giá cuối tháng 9 (đồng/cổ phiếu) Thay đổi
EPC UPCOM 36.200 321%
VHH UPCOM 9.600 174%
THW UPCOM 23.000 153%
CFV UPCOM 55.400 144%
DWC UPCOM 18.200 80%
FCS UPCOM 5.200 79%
PJS UPCOM 21.600 71%
SDU HNX 36.900 71%
SPB UPCOM 36.000 71%
LECHOSE14.55067%

Góp mặt trong nhóm tăng bằng lần còn có cổ phiếu ngành bất động sản là VHH của Kinh doanh nhà Thành Đạt và ngành cấp nước THW của Cấp nước Tân Hòa với mức tăng lần lượt 174% và 153% trong tháng.

Một cổ phiếu đáng chú ý khác có thể kể đến như mã LEC của Công ty Bất động sản Điện lực miền Trung (sàn niêm yết HoSE) với mức tăng giá hơn 67%.

Cổ phiếu LEC không chỉ đi ngược nhóm bất động sản niêm yết mà còn đi ngược mạnh với thị trường chung với chuỗi hàng chục phiên tăng trần. Thậm chí trong 10 phiên cuối tháng 9 thì mã này đều trong sắc tím, tăng gấp đôi lên 14.550 đồng.

Ban lãnh đạo cho biết các hoạt động vẫn đang diễn ra bình thường và không có biến động đặc biệt. Công ty lý giải biến động cổ phiếu là do cung cầu trên thị trường chứng khoán, trong khi hoạt động kinh doanh không có gì nổi bật, thậm chí lỗ 1,7 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay.

Chiều ngược lại xuất hiện một cổ phiếu bị bán tháo mạnh mẽ trong tháng 9. Giảm mạnh nhất là THS của Thanh Hoa Sông Đà và LMC của Khoáng sản LATCA với mức giảm đều trên 50% giá trị.

Ngoài ra còn có một số cái tên lao dốc đáng chú ý khác phải kể đến như bộ đôi cổ phiếu ART của Chứng khoán BOS và KLF của KLF Global giảm lần lượt 43% và 38,5%. Nhóm Louis có TGG và BII mất lần lượt 45% và 40% giá trị trong tháng.

Chứng khoán có thể nối tiếp nhịp hồi kỹ thuật

Phần lớn đơn vị phân tích cho rằng thị trường đang vào vùng quá bán, chỉ số sẽ được hỗ trợ ngắn hạn nhưng nhà đầu tư vẫn nên duy trì sự thận trọng cao.

Ba công ty muốn niêm yết HoSE dù chứng khoán xấu

HoSE sắp đón nhận thêm lượng lớn cổ phiếu khi có thêm 3 công ty nộp hồ sơ niêm yết, bổ sung thêm lựa chọn cho nhà đầu tư.

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm