Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bối cảnh bức ảnh 'Em bé Napalm' chấn động thế giới

Bom Napalm dội xuống Trảng Bàng, Tây Ninh, gây thương vong lớn cho thường dân Việt Nam, trong đó nhiều trẻ em bị bỏng nặng.

Ngày 8/6/1972, nhiếp ảnh gia Nick Ut của hãng thông tấn AP chụp ảnh máy bay ném bom Napalm xuống Trảng Bảng, nơi quân Giải phóng đang kiểm soát. Tại thời điểm đó, Nick Ut, 21 tuổi, đang là phóng viên chiến trường. Ông tới làng khi trận không kích đang diễn ra và chụp được những bức ảnh làm thay đổi cái nhìn của thế giới về chiến tranh ở Việt Nam.

Khói bốc lên cao khi của bom Napalm rơi xuống gần nhà thờ ở Trảng Bảng.

Bom rơi xuống làng, gần nơi binh lính và phóng viên quốc tế đang đứng quan sát.

Vụ tấn công gây ra thương vong dân sự nghiêm trọng. Ảnh trên là khoảnh khắc người dân bế con chạy khỏi vùng ảnh hưởng của bom.

Một em bé bị bỏng nặng trong vụ tấn công. Bom Napalm chứa phốt pho trắng, một chất dễ cháy. Nó tiếp tục gây bỏng dù nạn nhân nhảy xuống nước.

Một đứa trẻ tội nghiệp khác nằm trên tay người thân sau vụ thả bom.

Người trưởng thành cũng không thoát phạm vi ảnh hưởng của bom. Họ chạy thoát thân trên con đường dẫn khỏi làng.

Bức ảnh Em bé Napalm nổi tiếng của Nick Ut. Trung tâm bức ảnh là Kim Phúc, 9 tuổi, đang khóc trong đau đớn. Quần áo của cô bé bị thiêu cháy trong khi từng mảng da rộp lên vì bỏng. Tác giả Nick Ut đã giành giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer cho bức hình làm thay đổi cái nhìn của thế giới về chiến tranh Việt Nam, thổi bùng phong trào phản chiến ở Mỹ.

Sau khi chụp những bức ảnh đau lòng này, tác giả đã đưa những đứa trẻ tới bệnh viện.

 

Thăm lại nơi chụp bức ảnh 'Em bé Napalm'

Nhiếp ảnh gia Nick Út trở về thăm Trảng Bàng (Tây Ninh), nơi ông chụp bức ảnh chấn động thế giới 43 năm trước.

Hồng Duy

Ảnh: AP

Bạn có thể quan tâm