Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng TNMT: Sốt đất ở nơi dự kiến thành đặc khu do giao dịch ngầm

"Đầu tư hạ tầng vào khu vực nào thì thị trường đổ xô vào đó, giá cả đất đai thay đổi. Chúng ta biết nhưng chưa có cách phòng ngừa", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Chiều 4/6, Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn trước Quốc hội về các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, quản lý tài nguyên đất...

Gần 15h ngày 4/6, Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng Hà chịu trách nhiệm trả lời các nội dung: tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp; biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại các vùng, địa phương, đặc biệt là Đồng bằng Sông Cửu Long.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, bộ trưởng Tài chính, Xây dựng, Công an và Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời, làm rõ các vấn đề liên quan.

  • Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, từ đầu phần chất vấn, đã có tới 66 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường.

  • Phó thủ tướng và 4 bộ trưởng đối diện những chất vấn gì? Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cùng 4 bộ trưởng Giao thông, Tài nguyên & Môi trường, LĐ-TB&XH và Giáo dục & Đào tạo sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trong 3 ngày (4-6/6).
  • Thay vì trình bày báo cáo, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ ngắn: Đây là lần thứ 2 tôi trả lời chất vấn trước Quốc hội. Trong lần trước đó, Bộ TNMT đứng trước nhiều khó khăn tưởng như không vượt qua được. Tuy nhiên, sau khi được các đại biểu chất vấn, góp ý và bằng nhiều giải pháp và sau thời gian xử lý, những vấn đề bất cập đã có xu hướng tốt nên và đang dần cải thiện để khắc phục.

    Hiện, những vấn đề ngành quản lý như đất đai, khí hậu, môi trường… còn nhiều việc phải làm. Qua phiên họp cũng mong muốn nhận được nhiều ý kiến, góp ý của các đại biểu Quốc hội đóng góp cho ngành.

    Chat van bo truong TNMT Tran Hong Ha anh 1

  • 3 giải pháp xử lý tình trạng sạt lở tại Đồng bằng Sông Cửu Long

  • Giải pháp gì phòng ngừa ô nhiễm phóng xạ từ Trung Quốc

    Chat van bo truong TNMT Tran Hong Ha anh 2

    - Đại biểu Phạm Tất Thắng: Hiện nay Trung Quốc đang vận hành 3 nhà máy điện hạt nhân, đặt khá gần Việt Nam từ 50 đến 200 km, nguy cơ gây ô nhiễm phóng xạ đối với Việt Nam là rất lớn. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp phòng ngừa, ứng phóng như thế nào?

    - Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Về 3 nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc gần biên giới Việt Nam, vấn đề này chúng tôi đã biết rất rõ. Chính phủ đã giao Bộ Khoa học Công nghệ là cơ quan quản lý về an toàn hạt nhân xây dựng các trạm để theo dõi chính xác. Chúng tôi biết Bộ Khoa học Công nghệ đã làm việc với cơ quan hạt nhân quốc tế để thường xuyên có những đoàn thanh tra quốc tế kiểm soát các quy chuẩn an toàn hoạt động tại đây.

    Không chỉ Bộ Tài nguyên, mới đây Hà Nội đã đưa ra kế hoạch rất cụ thể về việc phòng tránh ô nhiễm hạt nhân nếu nguy cơ xảy ra. Vấn đề các nhà máy điện hạt nhân không chỉ chúng ta mà tổ chức kiểm soát hạt nhân quốc tế cũng có nhiệm vụ giám sát. Với công nghệ hiện đại, chúng ta phối hợp với quốc tế tốt để kiểm soát tốt, Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm.

    Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Đồ họa: Báo Tuổi trẻ.

     

    Chat van bo truong TNMT Tran Hong Ha anh 3

  • Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về nguy cơ ô nhiễm hạt nhân từ biên giới "Tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế để kiểm soát nguy cơ ô nhiễm hạt nhân", Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn về vấn đề các nhà máy điện hạt nhân đặt sát biên giới.
  • 10 ngày thì 9 ngày Hà Nội ô nhiễm?

    Chat van bo truong TNMT Tran Hong Ha anh 4

    - Đại biểu Nguyễn Anh Trí: Ô nhiễm bụi rất nghiêm trọng tại các thành phố lớn, theo số liệu thì cứ 10 ngày, người dân Hà Nội mất tới 9 ngày hít thở không khí có lượng bụi, khí thải quá mức cho phép. Bộ trưởng có giải pháp gì khắc phục vấn đề này?

    Thời gian qua đất đai tại các khu dự kiến thành đặc khu kinh tế như Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phúc Quốc có diễn biến rất phức tạp, giá đất tăng nóng, diễn biến sôi động. Bộ trưởng có biết vấn đề này không? Bộ trưởng và địa phương sẽ giải quyết vấn đề này thế nào?

    - Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Về số liệu công bố về ô nhiễm môi trường tại Hà Nội, tôi không đồng tình bởi đây là số liệu của 1 trạm quan trắc của một bộ phận không cục bộ, trong khi các trạm khác của Bộ tại Hà Nội và TP.HCM cho biết chưa lớn đến vậy. Dĩ nhiên, tình trạng ô nhiễm bụi ở các thành phố lớn là rất lớn đặc biệt do bụi từ hoạt động giao thông. Bộ đã tham mưu Thủ tướng ban hành kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí, đầu tư các hệ thống giám sát môi trường không khí và cùng với đó biết nguồn ô nhiễm ở đâu, công bố số liệu đó để nhân dân biết chính xác tình hình ô nhiễm.

    Nếu nói không ô nhiễm thì sai nhưng chưa đáng quan ngại như vậy, đương nhiên Bộ Y tế cũng cần có đánh giá về vấn đề này. Bên cạnh đó, theo thời vụ cũng có tình hình ô nhiễm rác thải tại nông thôn do việc đốt rơm rạ.

    Để giải quyết vấn đề này Bộ sẽ triển khai yêu kế hoạch mà Chính phủ đã phê duyệt, kiểm soát các nguồn phát sinh khí thải đặc biệt là giao thông. Tiến tới sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn thay vì cá nhân như hiện nay.


  • Sốt đất do giao dịch ngầm

    Trả lời về tình trạng sốt đất ở những nơi dự kiến thành đặc khu kinh tế, Bộ trưởng Hà nói:

    Khi chúng ta đầu tư hạ tầng vào khu vực nào thì theo quy luật, thị trường sẽ đổ xô vào đó, giá cả đất đai sẽ thay đổi. Chúng ta biết được nhưng chưa có cách để phòng ngừa.

    Tôi lấy ví dụ, khi có cự án xây dựng sân bay Long Thành (Đồng Nai), Đồng Nai đã ban hành quy định về quản lý đất đai như cấm giao dịch nhưng người dân vẫn giao dịch ngầm, một trong số đó là người bán ủy quyền cho người mua…

    Hôm nay ở đây, tôi kiến nghị luôn đối với 3 đặc khu kinh tế, nếu Quốc hội ban hành nghị quyết có tính đặc thù để quản lý đất đai ở 3 đặc khu thì rất tốt. Hoặc xây dựng Luật Đất đai phải tiên lượng trước được những vấn đề có thể xảy ra như hiện nay.

    Vấn đề sốt đất tại các đặc khu là đương nhiên nhưng nghiêm trọng hơn là chuyển đổi đất rừng, đất nông nghiệp trái phép để bán. Việc này được thực hiện ngầm và trái với quy định của pháp luật.

    Chúng ta có thể thấy, cơ quan quản lý can thiệp, xử lý không kịp thời. Chúng ta phải thông báo đối với hợp đồng trái pháp luật này, khi đền bù, giải tỏa sẽ áp dụng biện pháp nào mạnh. Việc này để các đầu cơ đất. Thời điểm này, các địa phương phải xem lại hồ sơ đất đai, kiểm tra để có phương án xử lý.

  • Thu hồi đất dự án sai mục đich

    - Đại biểu Phan Viết Lượng: Cử tri bức xúc về tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường của một số doanh nghiệp thời gian qua. Nhà nước và Bộ đã có giải pháp gì để kiểm soát tình trạng xả thải này? Thời gian qua tình trạng quản lý và sử dụng đất đai còn nhiều hạn chế, Bộ đã và sẽ làm gì để khắc phục tình trạng sử dụng đất không đúng, sai mục đích này?

    - Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện nay thực tế riêng ngành tài nguyên môi trường tại Trung ương không thể kiểm soát hết được các doanh nghiệp vi phạm xả thải. Các biện pháp phòng ngừa do trước đây do chúng ta chưa nhận thức được, nên chưa đặt ra yêu cầu giám sát khảo sát thường xuyên mà chủ yếu dựa trên phát hiện của người dân. Trong thời gian tới, chúng ta cần tiến hành phân loại từng lĩnh vực đầu tư, để khoanh lại những lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm cao để xem đâu là doanh nghiệp cần tập trung xử lý.

    Áp dụng các biện pháp công nghệ, yêu cầu quan trắc tự động về không khí, nước với các vị trí có doanh nghiệp theo dõi. Các hệ thống đó phải chuyển kết quả về đến cơ quan quản lý.

    Hoạt động thanh tra, kiểm tra hiện nay cũng không hiệu quả, có trường hợp thông báo đến thì doanh nghiệp chạy hết công suất công nghệ xử lý nhưng đến đêm lại tắt đi. Vì vậy, không phải chỉ thanh tra thường xuyên mà tới đây sẽ có kế hoạch thanh tra đột xuất. Bên cạnh đó, nếu phát hiện sự vi phạm xả thải đi xả lại một vài lần và công nghệ về sản xuất không thể khắc phục được yêu cầu xử lý xả thải thì yêu cầu đình chỉ hoạt động.

    Về vấn đề quản lý đất đai là một vấn đề yếu kém trong quản lý, trên thực tế việc quản lý theo quy hoạch, hay các đất công chưa sử dụng giao cho các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước… khâu quản lý sử dụng hiệu quả trước đây rất ưu tiên nhưng quản lý chưa quyết liệt nên không đánh giá được đầy đủ về nguồn lực này.

    Việc sử dụng chưa đúng mục đích, sử dụng đất lãng phí đến nay có nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án lớn nhưng không hiệu quả đã được phản ánh.

    Về biện pháp cần sớm xem xét, rà soát lại quỹ đất, quy định hiện hành, đặc biệt đã có Luật đất đai 2013 cho phép thu hồi các dự án vi phạm. Thời gian qua, Hà Nội và 3 địa phương khác đã thu hồi hơn 77.000 ha với các dự án không đạt quy hoạch, sai mục đích và thu hồi để đấu giá lại cho nhà đầu tư hiệu quả. Ngoài ra, sẽ phải xây dựng chỉ tiêu năng lực nhà đầu tư, cơ chế tài chính, tiến độ đầu tư…

  • Không nhập phế liệu có nguy cơ ô nhiễm

    - Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy: Khảo sát ở một số địa phương cho thấy tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng tinh vi, phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Xin hỏi quan điểm của bộ trưởng về vấn đề này như thế nào và định hướng chỉ đạo thanh tra, kiểm tra của bộ trưởng trong thời gian tới?

    Đánh giá về quản lý nhập khẩu phế liệu chưa thật hiệu quả. Một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng nhập khẩu phế liệu đưa chất thải nguy hại vào Việt Nam. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp về vấn đề này?

    - Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Nếu chỉ nói biện pháp thanh tra, kiểm tra không xuể, trên thực tế chúng ta không đủ năng lực, để giải quyết chúng ta cần phân loại dự án, đưa các quy định đầu tư để ngay từ đầu dự án là thân thiện, công nghệ cao và chúng ta phải làm tốt khâu phòng ngừa trước. Cái thứ hai phải khoanh vùng các dự án nguy cơ ô nhiễm. Bên cạnh đó là cải tiến phương thức thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm. Chúng ta cần phải tăng cường chế tài hơn, đặc biệt trường hợp xả thải ra môi trường vượt quá quy định nguy hiểm đến đời sống người dân thì phải có biện pháp đình chỉ hoạt động. Áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền nhưng nhà máy gây ô nhiễm phải chịu các dịch vụ của đơn vị xử lý.

    Bên cạnh chúng ta có những nước láng giềng nói không với nhập khẩu phế liệu. Việc nhập khẩu phế liệu chúng ta có nhiều quy định để kiểm soát từng lô hàng nhập nhưng thực tế còn rất nhiều con đường để phế liệu ô nhiễm về đất nước ta. Vì thế tôi nghĩ chúng ta phải có lộ trình lựa chọn phế liệu nào có ý nghĩa cho quá trình sản xuất, còn phế liệu có nguy cơ ô nhiễm chúng ta phải nói không. Việc xử lý phế liệu tái chế tại chỗ của chúng ta cũng đã đủ rồi. Tôi rất đồng tình việc trong luật sắp tới cần có quy định cụ thể hơn. Trước đây có lúc chúng ta mở vì có nhu cầu phát triển kinh tế nhưng giờ thấy ô nhiễm như thế này, chúng ta cũng không thể chấp nhận sử dụng công nghệ ô nhiễm có chất thải nguy hại.

  • Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Việt Nam không còn đất để tiếp tục chôn rác mà phải thay vào đó phải tái sử dụng rác thành các sản phẩm như phân vi sinh, năng lượng…

  • Bộ trưởng nói về hoạt động quản lý quỹ đất trong đô thị làm bãi đỗ xe

  • Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phản bác ý kiến xử lý rác theo hướng tái chế thành sản phẩm vi sinh như một số doanh nghiệp xử lý rác từng hứa hẹn. Hiện tại vẫn đang chôn rác rất nhếch nhác, gây ô nhiễm.

  • 47 đại biểu chờ chất vấn Bộ trưởng TNMT

    Gần cuối buổi chất vấn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà liên tục nhận được chất vấn và ý kiến đăng ký tranh luận của các đại biểu.

    Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong nửa buổi chiều, Bộ trưởng TNMT nhận được 18 câu hỏi và 8 tranh luận cùng 47 đại biểu khác đang chờ đặt câu hỏi. Ông Hà sẽ tiếp tục trả lời vào sáng mai, 5/6.

Nhóm phóng viên

Ảnh: Quân Minh

Bạn có thể quan tâm