Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Tài chính G7 nhất trí áp giá trần với dầu Nga

Bộ trưởng Tài chính các nước G7 đã nhất trí áp mức giá trần đối với dầu thô và sản phẩm dầu mỏ có xuất xứ từ Nga, theo tuyên bố chung được công bố ngày 2/9.

Mức giá trần ban đầu sẽ được dựa trên một loạt các tiêu chí kỹ thuật, Reuters dẫn tuyên bố chung của nhóm bộ trưởng. Mức giá này sẽ được điều chỉnh nếu cần thiết.

“Chúng tôi dự định để khâu thực thi (mức giá trần) phù hợp với lịch trình của các biện pháp liên quan thuộc gói trừng phạt thứ 6 của Liên minh châu Âu”, tuyên bố cho biết.

“Mức giá trần được thiết kế nhằm giảm thiểu doanh thu của Nga, trong khi vẫn hạn chế tác động của xung đột tới giá cả năng lượng toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước thu nhập thấp và trung bình”, tuyên bố viết.

ap gia dau Nga anh 1

Một cuộc nhóm họp của lãnh đạo các nước G7 tại Đức hồi tháng 6. Ảnh: Reuters.

Nhóm bộ trưởng Tài chính G7 đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh Nga đã cảnh báo sẽ không bán dầu cho nước nào áp giá trần.

“Chúng tôi đơn giản là sẽ không hợp tác với họ về vấn đề dầu mỏ với những nguyên tắc phi thị trường như thế”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 2/9 nói với phóng viên, theo Interfax. Ông Peskov khẳng định sản phẩm dầu Nga sẽ được chuyển sang những nơi “tuân thủ quy tắc thị trường”.

Moscow cũng cảnh báo động thái áp giá trần với dầu mỏ Nga sẽ không giúp làm giảm giá dầu mà chỉ tạo ra sự bất ổn lớn.

Cùng ngày 2/9, Financial Times dẫn lời hai quan chức cho biết biện pháp áp giá trần sẽ có hiệu lực lần lượt vào ngày 5/12 đối với dầu thô và ngày 5/2/2023 đối với sản phẩm đã tinh luyện.

Sau khi giao tranh Ukraine bùng nổ vào tháng 2, giá năng lượng, trong đó có dầu mỏ, đã tăng vọt trên thế giới. Trong 3 tháng qua, giá dầu đã giảm một phần vì xuất khẩu từ Nga ổn định hơn mức dự kiến.

Nga cảnh báo trả đũa các nước áp giá trần mua dầu

Moscow sẽ không bán dầu cho những nước nào áp mức giá trần đối với mặt hàng này của Nga và sẽ xuất khẩu năng lượng sang các thị trường khác, Điện Kremlin cảnh báo.

Khoan vội mừng khi giá dầu thế giới lao dốc

Dù giá dầu thô có xu hướng giảm gần đây, các yếu tố chính trị, chỉ báo kinh tế hay thảm họa thiên nhiên khiến nhiều người cho rằng tín hiệu tích cực này có thể không kéo dài.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm