Nói về căng thẳng trên Biển Đông, ông Mattis cho biết Mỹ phản đối sự thiếu nhất quán của Trung Quốc khi tiếp tục triển khai quân sự tại các hòn đảo tranh chấp với các nước trong khu vực, dù trước đó cam kết giữ vững hòa bình.
"Mỹ sẽ ủng hộ Trung Quốc nếu nước này có động thái xúc tiến hòa bình. Không một quốc gia nào nên thống trị trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ sẽ không yêu cầu bất cứ nước nào phải lựa chọn theo phe Mỹ hoặc Trung Quốc", ông Mattis nói.
Bộ trưởng Mattis nhấn mạnh Mỹ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ mang tính chất xây dựng với Trung Quốc, hợp tác khi có thể và sẽ cứng rắn trong tình thế bắt buộc. "Chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông trái ngược với chiến lược cởi mở của chúng tôi. Chúng tôi đặt nghi vấn những mục tiêu của Trung Quốc", ông nói. Ông Mattis cho biết ông chuẩn bị đến Bắc Kinh để tiếp tục đối thoại sâu rộng hơn với Trung Quốc.
Theo ông Mattis, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác quân sự với các quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm diễn tập quân sự chung, giúp đỡ công tác đào tạo sĩ quan quân đội vì tầm nhìn chiến lược chung đối với khu vực. Về vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, ông Mattis khẳng định Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ cùng các đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản để đẩy mạnh tiến trình hòa bình và giải trừ vũ khí hạt nhân. Đối với Đông Nam Á, Mỹ giữ lập trường trung lập và tôn trọng. Bộ trưởng đồng thời nhấn mạnh sẽ mở rộng quan hệ đối tác với các nước như Việt Nam, Indonesia, Malaysia.
Trước đó, ông John Chipman, tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS, đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La) khẳng định ngoại giao quốc phòng là công việc khó khăn.
Đối thoại Shangri-La (Shangri-La Dialogue) là một diễn đàn uy tín về an ninh châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức thường niên tại Singapore từ năm 2002. Hội nghị năm nay kéo dài trong 3 ngày (1-3/6), quy tụ gần 600 đại biểu, gồm bộ trưởng quốc phòng, tướng lĩnh quân đội và đội ngũ chuyên gia từ hơn 40 nước. Người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự sự kiện này là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.
Đối thoại Shangri-La năm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng an ninh trên Biển Đông đang gia tăng với sự tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc và nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trung tướng Hà Lôi, phó chủ tịch Học viện Khoa học Quân sự, dẫn dầu phái đoàn Trung Quốc cử đến SLD 2018. Nhiều chuyên gia nhận định, động thái này cho thấy Trung Quốc muốn Đối thoại Shangri-La 2018 như một sự kiện "trao đổi học thuật" chứ không phải để tranh luận chính sách, theo South China Morning Post.
Ngoài ra sự xuống thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ là trọng tâm lớn của SLD năm nay. Singapore cũng là nơi dự kiến tổ chức cuộc gặp quan trọng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ngày 12/6.
Đối thoại Shangri-La: Những lo ngại từ Hoàng Sa và Trường Sa
Trao đổi với Zing.vn về Đối thoại Shangri-La, các chuyên gia đều cho rằng ở Biển Đông sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ quân sự hóa Trường Sa ở mức độ như họ đã làm đối với Hoàng Sa.
Biển Đông, Triều Tiên và những điểm nóng của Shangri-La
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lần hai tham dự Đối thoại Shangri-La, diễn đàn hàng đầu về an ninh châu Á ở Singapore, với nhiệm vụ làm rõ vai trò của Washington tại khu vực.
Biển Đông, Triều Tiên và những điểm nóng của Shangri-La
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lần hai tham dự Đối thoại Shangri-La, diễn đàn hàng đầu về an ninh châu Á ở Singapore, với nhiệm vụ làm rõ vai trò của Washington tại khu vực.