Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Lao động: Muốn đổi giờ làm phải nghiên cứu bài bản, khoa học

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng việc đổi giờ làm việc cần nghiên cứu đánh giá tác động cụ thể, khoa học và bài bản chứ không thể tự nhiên nghĩ ra.

Chiều 1/11, trao đổi với phóng viên tại hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Lao đông, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay việc thay đổi giờ làm việc phải linh động tùy theo đặc thù của từng ngành nghề. Nếu sửa luật Lao động thì quy định khung còn cụ thể Chính phủ sẽ quy định.

Về giờ lao động trong ngày, theo ông Dung cần phải đánh giá tác động cụ thể chứ không thể tự nhiên nghĩ ra thay đổi thế này, thế kia. "Phải căn cứ trên góc độ khoa học, bài bản với mục đích tối quan trọng là nâng cao năng suất lao động", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Ông Dung cho biết thêm, Bộ cũng sẽ khảo sát về vấn đề tuổi nghỉ hưu, làm thêm giờ, vấn đề điều chỉnh giờ giấc, lương cơ bản…

Cũng theo Bộ trưởng Lao động, đổi giờ làm việc là một trong những vấn đề được bộ nghiên cứu và nằm trong hai đề án rất cơ bản là Đề án chế độ tiền lương trong khối sản xuất kinh doanh; Đề án đổi mới và cải cách chế độ Bảo hiểm xã hội.

Các đề án này Bộ sẽ trình ra Chính phủ, trên cơ sở đó và báo cáo với Trung ương. 

doi gio lam viec anh 1
Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Công Khanh.

Thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội ngày 31/10, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị Chính phủ thay đổi giờ làm việc để đạt mục tiêu tăng năng suất lao động, giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo hạnh phúc gia đình. 

Cụ thể, ông Cảnh đưa giải pháp thay đổi khung giờ làm việc bắt đầu từ 8h30 và kết thúc vào lúc 17h đối với khối dịch vụ công, các đơn vị giáo dục công lập. Trong đó giờ nghỉ trưa kéo dài 1 giờ.

"Nếu giờ làm việc bắt đầu vào 8h30, sẽ tránh ùn tắc giao thông và không phải bố trí làm việc lệch giờ. Mọi người trong gia đình có thời gian để đi học, đi làm cùng lúc mà không gây ùn tắc, tiết kiệm thời gian và chi phí, hiệu quả của phương tiện giao thông công cộng tăng lên", đại biểu đoàn Bình Định phân tích. 

Ông Cảnh cũng cho rằng nếu giờ làm việc bắt đầu từ 8h30, người lao động có thời gian giải quyết công việc cá nhân, giao lưu xã hội vì vậy thời gian làm việc ở cơ quan được nghiêm túc hơn. Ngoài ra, năng lượng chiếu sáng cũng được tiết kiệm khi làm việc muộn hơn thay vì bắt đầu từ 7-7h30 sáng.

Đề nghị đổi giờ làm việc bắt đầu từ 8h30

Trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh đề nghị giờ làm việc bắt đầu từ 8h30 để tránh gây ùn tắc giao thông, tiết kiệm năng lượng.

Công Khanh

Bạn có thể quan tâm