Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Điện thoại tôi báo thu chi ngân sách từng ngày

Bộ trưởng Tài chính cho biết khi có số liệu báo cáo thu chi ngân sách ra khỏi kho bạc, điện thoại của ông sẽ báo cụ thể. Do đó, Bộ Tài chính có thể báo cáo ngay lập tức.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc giải trình về công tác quản lý, điều hành ngân sách. Ảnh: Quochoi.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp 7, Quốc hội tiến hành thảo luận về Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Tại đây, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia giải trình về công tác quản lý, điều hành ngân sách.

Lý do chênh lệch số thu và chi ngân sách

Trước nghị trường, một số đại biểu thắc mắc về tình trạng số liệu báo cáo dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp 5 và báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 của Chính phủ có sự chênh lệch lớn cả về số thu và chi ngân sách; đặc biệt số quyết toán chi ngân sách giảm 407.317 tỷ đồng, số bội chi ngân sách giảm 49.317 tỷ đồng, giảm nhiều so với dự toán.

Lý giải vấn đề này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết tại Kỳ họp tháng 10 năm 2022, Bộ Tài chính đã có báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, dự báo việc thực hiện dự toán ngân sách của năm 2022. Trong đó, số liệu có chênh lệch so với báo cáo quyết toán.

Khi dự báo, trong tình hình thực hiện dự toán ngân sách, Bộ căn cứ vào số thực hiện tại thời điểm báo cáo. Bộ Tài chính có thể lấy số liệu đó một cách chính xác trong vòng chậm nhất một giờ.

“Khi có số liệu báo cáo thu chi ngân sách ra khỏi kho bạc, máy điện thoại của tôi sẽ báo ngày hôm nay, giờ này, phút này thu ngân sách cả nước được bao nhiêu, chi ngân sách bao nhiêu. Thủ tướng gọi điện là tôi có thể báo cáo ngay. Tuy nhiên, dự báo có thể có phát sinh vào thời điểm cuối năm nên có thể xảy ra chênh lệch”, trưởng ngành tài chính chia sẻ.

Về số chuyển nguồn lớn, Bộ trưởng cho biết chuyển nguồn ngân sách từ 2022 sang 2023 có phần thực hiện cải cách tiền lương chiếm 37,7%, chi đầu tư phát triển chiếm 27,3%, tăng thu tiết kiệm chi chiếm 25%, các khoản chi dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 chiếm 1,8%, kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan nhà nước chiếm 0,87%.

Như vậy, chi chuyển nguồn cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật. Đặc biệt, nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương đóng vai trò lớn.

Bên cạnh đó, những nhiệm vụ đã được ký hợp đồng và được thực hiện trong năm nhưng chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định. Đối với vấn đề chuyển nguồn, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cần cố gắng thực hiện thanh toán ngay trong năm để số chuyển nguồn giảm đi.

Dự toán không sát do cuối năm 2022 xuất hiện đột biến

Đối với các khoản chi thấp như chi đầu tư, Bộ trưởng cho biết do quy trình triển khai thủ tục đầu tư, các khoản chi đầu năm thường ở mức thấp. Nhưng những tháng cuối năm thì con số thường tăng cao.

Về vấn đề dự toán không sát, Bộ trưởng cho rằng những tháng đầu năm 2022 còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nên tăng trưởng thấp. Đến quý III/2022 bắt đầu có sự tăng trưởng nhảy vọt nên tăng trưởng cuối năm đạt 8,02%. Đây là sự nỗ lực lớn trong thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tăng trưởng GDP, qua đó nâng cao số thu ngân sách.

Về chi ngân sách cho các địa phương, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, ngân sách trung ương chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.

Với các tuyến đường quốc lộ do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, phí sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng được Bộ Tài chính phân bổ cho Bộ Giao thông Vận tải.

Những tuyến đường nào Bộ Giao thông Vận tải phân cấp về cho tỉnh thì Bộ Tài chính phân bổ lại cho các tỉnh để sửa chữa, còn những tuyến đường thuộc nhiệm vụ chi của Bộ Giao thông Vận tải thì Bộ Tài chính chuyển nguồn cho Bộ Giao thông Vận tải để thực hiện kiểm soát và chi tiêu.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường thanh tra hoạt động livestream bán hàng

Thủ tướng đề nghị chuyển cơ quan chức năng những trường hợp tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, nhận hoa hồng từ việc quảng cáo, bán hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Bộ trưởng VHTTDL: Đã chọn 12 tỉnh, thành phố để phát triển du lịch đêm

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết đã lựa chọn 12 tỉnh, thành phố để tập trung thực hiện một số sản phẩm du lịch ban đêm và đã thu về một số kết quả tích cực.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Dữ liệu cá nhân là tài sản quan trọng nhất

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cần đảm bảo dữ liệu cá nhân, nhất là dữ liệu danh tính vì kẻ xấu có thể mạo danh để trục lợi.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm