Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Đức không muốn giữ các nhà máy điện hạt nhân cuối cùng

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hôm 21/8 cho biết ông không ủng hộ việc kéo dài hoạt động của ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của nước này để tiết kiệm khí đốt.

Bộ trưởng cho biết nếu duy trì các nhà máy, Đức có thể chỉ tiết kiệm được khoảng 2% lượng khí đốt tiêu thụ, và con số này không đáng để đất nước hoãn lại kế hoạch loại bỏ năng lượng hạt nhân của mình, theo Reuters.

“Với con số tiết kiệm ít ỏi, đó sẽ là một sai lầm”, ông Habeck, thuộc đảng Xanh, nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner của đảng Dân chủ Tự do lại ủng hộ việc kéo dài hoạt động của các nhà máy hạt nhân trong một thời gian hạn chế, nhằm tránh "hồi sinh" thêm các nhà máy điện than.

“Chúng ta không nên quá kén chọn, mà hãy xem xét mọi khả năng”, ông nói.

dien hat nhan Duc anh 1

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck. Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Habeck cho biết ông sẵn sàng kéo dài hoạt động của một nhà máy điện hạt nhân ở Bavaria nếu đánh giá nhu cầu năng lượng cho thấy điều này là cần thiết để đảm bảo sự ổn định của lưới điện vào mùa đông. Bộ trưởng chỉ ra rằng bang miền Nam và trung tâm sản xuất này phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện khí, trong khi có ít nhà máy nhiệt điện than.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kết quả đánh giá nhu cầu điện của Đức sẽ có vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau. Chỉ khi đó, Đức mới có quyết định chính thức về việc có duy trì các nhà máy điện hạt nhân cuối cùng hay không.

Ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của Đức là Isar 2 ở phía nam bang Bavaria, Neckarwestheim 2 ở Baden-Wurttemberg và Emsland ở Lower Saxony.

Ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của Đức 'sống sót'

Các quan chức chính phủ Đức cho biết nước này có kế hoạch hoãn đóng cửa 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của họ vì có khả năng thiếu hụt năng lượng trong mùa đông.

Vì nguy cơ thiếu điện, người Đức xem xét lại nguồn năng lượng 'cấm kỵ'

Năng lượng hạt nhân là một trong những vấn đề gây chia rẽ nhất ở Đức suốt ba thập kỷ. Nhưng với việc Nga cắt nguồn khí đốt, người Đức buộc phải xem xét lại những điều "cấm kỵ".

Hồng Ngọc

Bạn có thể quan tâm