Miễn dịch là khả năng đề kháng của cơ thể trước nguy cơ từ các tác nhân gây bệnh khác nhau. Do hệ miễn dịch chưa đầy đủ và hoàn thiện, trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người lớn. Theo Hiệp hội Miễn dịch học Anh Quốc, khoảng 5 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong năm đầu đời, với 1,5 triệu trong số này tử vong do nhiễm trùng, phổ biến nhất là nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy.
Vai trò của kháng thể
Để hỗ trợ hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ, cơ thể người mẹ trao cho con biện pháp bảo vệ thụ động đầu tiên và cơ bản nhất là truyền kháng thể qua nhau thai. Ngoài ra, 3 loại kháng thể IgA, IgG và IgM cũng được chuyển từ mẹ sang con qua sữa mẹ.
Sữa mẹ chứa 3 loại kháng thể IgA, IgG và IgM hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ. |
Kháng thể IgM là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ. Đây là kháng thể đầu tiên tiếp xúc với kháng nguyên và kích hoạt hệ thống bảo vệ tức thì, phối hợp với hệ thống thực bào để tiêu diệt mầm bệnh.
Kháng thể IgG chiếm tỷ lệ cao nhất trong sữa, giúp trẻ tăng cường miễn dịch, phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và truyền nhiễm ở giai đoạn đầu đời.
Trong khi đó, kháng thể IgA là tuyến phòng thủ đầu tiên trong quá trình chống nhiễm trùng, thông qua việc ức chế sự bám dính của vi khuẩn và virus vào các bề mặt niêm mạc, đồng thời tăng hiệu quả miễn dịch đường ruột và hô hấp.
Vì sao cần bổ sung IgA
IgA chiếm 15-20% tổng lượng kháng thể của cơ thể. IgA được tiết ra chủ yếu tại hệ thống biểu mô niêm mạc trong ống tiêu hóa và hệ hô hấp, ngoài ra còn có ở sữa non, nước mắt, nước bọt và các dịch tiết. IgA được được tiết ra ở đâu sẽ chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó.
Khi có tác nhân gây bệnh xuất hiện trên các bề mặt tiếp xúc với môi trường bên ngoài (da và niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, tai mũi họng, mắt, tiết niệu, hệ thống tuyến…), IgA nhanh chóng tiếp cận, ức chế, bắt giữ chúng và tạo thành phức hợp kháng nguyên - kháng thể.
Sau đó, phức hợp này được đưa đến tiêu hủy tại các tế bào thực bào, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính và các loại tế bào miễn dịch chuyên "ăn" những tác nhân gây bệnh. Từ đó, thông tin về mầm bệnh ở quá trình thực bào này sẽ được chuyển về trung tâm xử lý, đồng thời kích hoạt các quá trình sinh miễn dịch đặc hiệu khác, cũng như tạo trí nhớ miễn dịch.
Bổ sung kháng thể IgA giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp và tiết niệu. |
Cơ thể thiếu IgA sẽ dễ mắc bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp và tiết niệu như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, hen, nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng tai, bệnh lây truyền qua da, tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa... Khi các tác nhân gây bệnh xuất hiện nhiều hơn theo mùa, theo dịch bệnh, khả năng mắc bệnh càng cao hơn.
Có 3 cách để bổ sung IgA cho trẻ: Cho trẻ bú mẹ, bổ sung từ sữa non và áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Khi bé bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên bổ sung nhiều loại thực phẩm tươi, gồm các loại rau và trái cây xay nhuyễn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, qua đó giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Người mẹ cũng cố gắng tiếp tục cho con bú trong giai đoạn trẻ ăn dặm.
Bên cạnh đó, bổ sung IgA từ sữa non, đặc biệt là sữa non thu thập trong 24 giờ đầu, là phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng để củng cố hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ.
Theo nghiên cứu vào năm 2021 của PSG.TS.BS Trần Thúy Nga thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế, sản phẩm Vinamilk ColosGold 3 bổ sung sữa non 24 giờ nhập khẩu từ Mỹ cùng chất xơ hòa tan HMO, FOS, probiotic bifidobacterium, BB-12 và HMP - lactobacillus fermentum CECT5716, mang lại hiệu quả tích cực trên trẻ em 24-59 tháng tuổi tại một số xã của Bắc Giang sau 6 tháng sử dụng.
Nhờ bổ sung HMP, Vinamilk ColosGold 3 giúp giảm tỷ lệ tiêu chảy và nhiễm trùng hô hấp, đồng thời giúp tăng lượng kháng thể IgA tự nhiên ở trẻ. Theo đó, cơ thể có mức gia tăng nồng độ kháng thể IgA trong huyết thanh ở nhóm can thiệp (uống Vinamilk ColosGold 3) là 40 mg/lít, cao hơn 8 lần so với 5 mg/lít của nhóm chứng (không uống Vinamilk ColosGold 3).