Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bổ sung chế độ cảnh vệ đối với Thường trực Ban Bí thư

Luật sửa đổi sau khi được thông qua đã bổ sung chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị.

Chiều 28/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

Luật sửa đổi sau khi được thông qua đã bổ sung chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị. Theo đó, người giữ chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị sẽ được bảo vệ tiếp cận; bảo vệ nơi ở và nơi làm việc; được bố trí xe CSGT dẫn đường khi đi công tác trong nước bằng ô tô trong trường hợp cần thiết.

Luat Canh ve anh 1

Quốc hội biểu quyết thông qua dự án luật, chiều 28/6. Ảnh Như Ý.

Cùng với đó, luật cũng bổ sung hai đối tượng được hưởng chế độ cảnh vệ (bảo vệ tiếp cận và được bố trí xe CSGT dẫn đường khi đi công tác trong nước bằng ô tô trong trường hợp cần thiết), gồm: Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao…

Về biện pháp cảnh vệ, luật cũng sửa đổi, bổ sung cụ thể biện pháp cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Trên cơ sở đó, với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng được áp dụng các biện pháp cảnh vệ, gồm: Bảo vệ tiếp cận; vũ trang tuần tra, canh gác nơi ở, nơi làm việc, địa điểm hoạt động; kiểm tra an ninh, an toàn nơi ở, nơi làm việc, địa điểm hoạt động, đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại; kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;

Các biện pháp cảnh vệ được áp dụng với các chức vụ, chức danh trên còn có: Tổ chức khảo sát, nắm tình hình để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ; sử dụng thẻ, phù hiệu…

Với người giữ chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Luật quy định được áp dụng các biện pháp cảnh vệ gồm: Bảo vệ tiếp cận; vũ trang tuần tra, canh gác nơi ở, nơi làm việc; tổ chức khảo sát, nắm tình hình để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ trong trường hợp cần thiết…

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu dự án, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đề nghị chỉ bố trí xe CSGT dẫn đường đối với lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước. Trong khi đó, ý kiến khác đề nghị bổ sung đối với Thường trực Ban Bí thư, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước,nguyên Thủ tướng, nguyên Chủ tịch Quốc hội trong trường hợp cần thiết khi đi dự các sự kiện đặc biệt quan trọng trong nước bằng ô tô, đồng thời đề nghị làm rõ “trường hợp cần thiết” và có hướng dẫn quy định cụ thể.

Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lý giải, việc quy định về chế độ cảnh vệ nói chung và chế độ được bố trí xe CSGT dẫn đường là chính sách dành cho đối tượng cảnh vệ, trên cơ sở bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ theo thứ tự ưu tiên đối với từng nhóm đối tượng, phù hợp với khả năng bảo đảm, điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước.

Theo cơ quan thẩm tra, việc dự thảo luật quy định chỉ được bố trí xe CSGT dẫn đường đối với lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước khi đi công tác, và đối với lãnh đạo cấp cao khi đi công tác trong trường hợp cần thiết, được kế thừa từ các quy định trước đây, đã thực hiện ổn định trong nhiều năm, bảo đảm an toàn cho đối tượng được cảnh vệ.

Đề xuất bổ sung Thường trực Ban Bí thư vào diện đối tượng cảnh vệ

Thảo luận sửa một số điều Luật Cảnh vệ, nhiều ý kiến ủng hộ bổ sung 3 đối tượng cảnh vệ gồm Thường trực Ban Bí thư, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao.

Đề xuất thêm 3 lãnh đạo vào diện đối tượng cảnh vệ

Dự thảo Luật Cảnh vệ bổ sung đối tượng cảnh vệ là cá nhân giữ các chức vụ: Thường trực Ban Bí thư, Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao.

Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7

Trong tuần làm việc cuối cùng (ngày 24 - 29/6) của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật, Nghị quyết quan trọng .

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://tienphong.vn/bo-sung-che-do-canh-ve-doi-voi-thuong-truc-ban-bi-thu-post1650303.tpo

Luân Dũng/ Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm