Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bố mẹ hậu vệ U19 VN chi hàng chục triệu để xem con đá bóng

Từ miền quê Đại Lộc, Quảng Nam ra Hà Nội, bố mẹ trung vệ Đông Triều phải chi trả mỗi ngày hơn 1 triệu đồng tiền sinh hoạt để được xem trực tiếp con trai thi đấu.

Bố mẹ Đông Triều và bức vẽ chân dung bằng bút chì bên hồ Hoàn Kiếm.
Bố mẹ Đông Triều và bức vẽ chân dung kỷ niệm bằng bút chì khi đi chơi Hồ Gươm, Hà Nội.

Gia đình của Đông Triều có mặt tại Hà Nội từ ngày 5/9, thời điểm U19 Việt Nam đá trận mở màn với U19 Australia. Các thành viên trong chuyến đi gồm bố mẹ của cầu thủ này là anh Trần Hữu Xuân và chị Nguyễn Thị Lệ Hà cùng một người bác ruột bên ngoại.

Xác định xem con thi đấu đến hết giải, gia đình Đông Triều thuê 2 phòng tại một khách sạn nằm trong khu phố cổ. Phòng đôi có giá 500.000 đồng/ngày dành cho bố mẹ Đông Triều, còn phòng đơn rẻ hơn chút ít, 400.000 đồng/ngày dành cho người bác ruột.

Tính thêm cả chi phí cho việc ăn uống, di chuyển và tham quan ở Hà Nội, bố mẹ Đông Triều phải chi hơn 1 triệu đồng mỗi ngày. Anh Xuân và chị Hà nói: “Đúng là ở quê ra tỉnh, cái gì cũng đắt đỏ. Tiền tiêu cho chuyến đi này ở Đại Lộc có khi sống được cả năm”.

Anh Xuân cả ngày đọc báo để cập nhật tin tức của U19 Việt Nam, nhất là chuyện chấn thương của Đông Triều.
Anh Xuân cả ngày đọc báo để cập nhật tin tức của U19 Việt Nam, nhất là chuyện chấn thương của Đông Triều.

Tính đến thời điểm kết thúc giải (13/9), chi phí ăn ở trong hơn một tuần ở Hà Nội khiến gia đình Đông Triều mất đứt chục triệu, chưa kể vé máy bay khứ hồi dành cho 3 người. Khoản tiền ấy ở huyện miền núi Đại Lộc cách thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) hơn 80 km, đối với nhiều người, có thể là cả một gia tài.

Anh Trần Hữu Xuân, bố của Đông Triều tâm sự: “Gia đình tôi cũng không quá dư dả. Tôi làm ở trạm y tế xã còn vợ ở nhà kinh doanh nhỏ, tiêu tiền như rứa khác chi đốt. Nhưng không có gì sánh được với hạnh phúc nhìn thấy con thi đấu”.

Chị Hà ngắm ảnh con trên điện thoại để vợi bớt nhớ nhung.
Chị Hà ngắm ảnh con trên điện thoại để vơi bớt nhớ nhung.

Ra Hà Nội được mấy ngày, lúc đầu còn háo hức vì được nhìn thấy con rồi đi đây đi kia, nhưng bây giờ chị Nguyễn Thị Lệ Hà, mẹ của Đông Triều bảo chị thấy buồn. Một phần vì trung vệ của U19 Việt Nam dính chấn thương ở ngay trận ra quân, một phần vì tiếng là ra Hà Nội để gặp con nhưng vì Đông Triều phải tuân thủ theo kỷ luật nghiêm ngặt của đội nên gia đình chưa thể đoàn tụ.

Vì lý do trên, 2 vợ chồng suốt ngày quanh quẩn trong phòng, anh Xuân thì ôm cả đống báo để đọc về tình hình của U19 Việt Nam còn chị Hà lấy điện thoại ra xem ảnh con cho vơi bớt nhớ nhung. Ngày lại ngày trôi qua, bố mẹ trung vệ Đông Triều cứ thấp thỏm chờ đến giờ xuống sân Mỹ Đình để được nhìn thấy con trai.

Giây phút bố mẹ Đông Triều chờ đợi nhất là được vào sân Mỹ Đình để cổ vũ con trai.
Giây phút bố mẹ Đông Triều chờ đợi nhất là được vào sân Mỹ Đình để cổ vũ con trai. Ảnh: FBNV

Anh Trần Hữu Xuân kể lại: “Tính cách thằng Triều rắn rỏi lắm. Năm 2007, lúc Học viện HAGL Arsenal tuyển cầu thủ nhí ở Quảng Nam, nó chẳng qua trường lớp năng khiếu nào cả, chỉ đá bóng cùng bọn trẻ ở nhà, thế mà cứ tự tin đi thi như vào chỗ không người.

Đến khi trúng tuyển, tôi là người đã cấm nó không cho đi vì tôi muốn con mình theo nghiệp học hành. Phải mất đến một tháng sau đó nó không động đến trái bóng, cả ngày lầm lì, chẳng nói chẳng rằng. Đến khi nhận giấy báo triệu tập của Học viện HAGL Arsenal JMG, tôi đã suy nghĩ trắng cả đêm rồi quyết định đồng ý. Lúc đấy Đông Triều mới chỉ 12 tuổi nhưng đã một mình xa gia đình. 7 năm trôi qua, chưa bao giờ thấy nó than vãn một lời nào cả”.

Điều cha mẹ từ hào nhất về Đông Triều là sự chững chạc cả trong lẫn ngoài sân cỏ.
Điều cha mẹ tự hào nhất về Đông Triều là sự chững chạc cả trong lẫn ngoài sân cỏ. Ảnh: FBNV

Cũng sau 7 năm ấy, điều bố mẹ trung vệ từng được tập huấn tại CLB Arsenal cảm thấy ưng ý nhất về con trai mình không phải là kỹ năng chơi bóng mà là nền tảng văn hóa vững chắc để bước vào đời của Đông Triều.

Anh Xuân tiếp tục chia sẻ: “Tôi rất biết ơn Học viện HAGL Arsenal JMG đã đào tạo ra những công dân tốt trước khi trở thành cầu thủ giỏi. Niềm hạnh phúc lớn nhất của vợ chồng tôi là Đông Triều chững chạc không chỉ trên sân cỏ mà còn bên ngoài cuộc sống nữa”.   

Trái ngược với hình ảnh mạnh mẽ, dữ dội trên sân, ngoài đời Đông Triều là một chàng trai sống rất tình cảm, luôn yêu thương, chăm chút bố mẹ và cậu em trai đang học lớp 7.

Tin vui đối với gia đình Đông Triều là trung vệ thép của U19 Việt Nam đã bình phục chấn thương và
Tin vui đối với gia đình Đông Triều là trung vệ thép của U19 Việt Nam đã bình phục chấn thương và sẵn sàng cho trận bán kết gặp U19 Myanmar.

Thế nên khi nhìn thấy con trai bị chấn thương ngay trận mở màn của U19 Việt Nam gặp U19 Australia, trái tim người mẹ của trung vệ Đông Triều như thắt lại. Chị Nguyễn Thị Lệ Hà kể: “Từ lúc Đông Triều ra sân thấy người bứt rứt không chịu được, mãi đến cuối trận nhìn thấy con nhảy lên ăn mừng mà như trút cả tấn lo lắng khỏi lồng ngực”.

Mong ước lớn nhất của gia đình trung vệ gốc Đại Lộc, Quảng Nam lúc này là anh sẽ chạy đua cùng với thời gian để kịp bình phục chấn thương, góp sức đưa U19 Việt Nam vượt qua U19 Myanmar lọt vào trận chung kết.

Bố cầu thủ U19 Việt Nam tự tay chữa chấn thương cho con

Phía sau cái đầu gối băng trắng của tiền vệ Tuấn Anh là câu chuyện rất cảm động về tình phụ tử.

Hoàng Minh

Bạn có thể quan tâm