Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ mặt mới của U22 Việt Nam

Một trong những yếu tố tiên quyết làm nên khả năng kiểm soát thế trận luôn là cự ly đội hình. Đó cũng là khác biệt lớn nhất giữa hai chiến thắng đã qua của U22 Việt Nam.

U22 Việt Nam thay đổi chất lượng lối chơi rõ rệt ở trận thứ hai tại SEA Games 32. Ảnh: Y Kiện.

Khi cự ly đội hình được duy trì, đội bóng của HLV Philippe Troussier dường như đã dần thực hiện được những kỳ vọng từ người thuyền trưởng của mình.

Tấn công tốt khi phòng ngự tốt

Vấn đề lớn nhất của U22 Việt Nam trong trận ra quân trước U22 Lào diễn ra ở thời điểm chuyển đổi từ tấn công sang phòng ngự. Chúng ta không thể đoạt lại bóng ngay trên phần sân đối phương, có phần thoải mái trong việc lùi khối đội hình về phần sân nhà và chủ động phòng ngự. Đó là một lựa chọn nhưng ít khi là lựa chọn của một đội bóng muốn áp đặt thế trận một cách liên tục.

Ngay từ những phút đầu trận đấu với U22 Singapore, ở thời điểm có bóng, các học trò của ông Troussier đã cho thấy tín hiệu của sự điều chỉnh: di chuyển cùng nhau, giữ cự ly đủ tốt để tạo sự hỗ trợ.

U22 Viet Nam anh 1

Cấu trúc đội hình 3-2-5 khi có bóng của U22 Việt Nam trước U22 Singapore.

Trong bối cảnh mà khả năng tạo ra các cơ hội tấn công chưa thực sự có những thay đổi vượt trội, thì lợi thế của việc duy trì cự ly đội hình đủ tốt khi có bóng là việc chúng ta kiểm soát các tình huống chuyển đổi một cách nhanh nhạy hơn, đồng bộ hơn và có phần điềm tĩnh hơn ngay từ khu vực 1/3 giữa sân.

Hệ quả, tính kiểm soát trong ý đồ áp đặt trận đấu được gia tăng một cách rõ rệt.

U22 Viet Nam anh 2

Cự ly tốt giúp U22 Việt Nam sẵn sàng thu hẹp khoảng cách và đoạt lại bóng ở thời điểm chuyển đổi.

U22 Viet Nam anh 3

Chủ động hơn trong việc tranh chấp là hệ quả của việc duy trì được khoảng cách giữa các tuyến.

Kéo theo đó, các trung vệ giữ được khoảng cách gần hơn với phần còn lại và sẵn sàng tranh chấp ở những thời điểm chuyển đổi thay vì buộc phải lùi về phần sân nhà như những gì đã diễn ra trước U22 Lào.

Sự có mặt của Quang Thịnh ở trung tâm hàng phòng ngự 3 người cùng Tuấn Tài và Tiến Long giúp khả năng di chuyển của các trung vệ tỏ ra đồng bộ và hợp lý hơn ở tính thời điểm.

U22 Viet Nam anh 4

3 trung vệ của U22 Việt Nam giữ được khoảng cách tốt để hỗ trợ tuyến trên.

U22 Singapore không cho thấy những áp lực đủ lớn trên hàng tấn công ngoại trừ khả năng hoạt động độc lập của tiền đạo mang áo số 3 Abdul Rasaq. Song, cũng không thể phủ nhận U22 Việt Nam đã có những cải thiện đáng chú ý trong khả năng kiểm soát thế trận của mình.

Đó cũng là một tín hiệu tích cực cho tâm lý của các cầu thủ trẻ khi họ nhận ra rằng, họ sẽ chỉ có thể tấn công tốt hơn nếu phòng ngự tốt hơn.

Cách khác để tạo ra bàn thắng

Đội bóng của ông Troussier mất 22 giây cùng 4 đường chuyền từ thời điểm đoạt lại bóng từ đối phương để có được bàn mở tỷ số, 16 giây trong bàn thắng thứ hai của Thái Sơn và chỉ 10 giây ở tình huống nâng tỷ số lên 3-0. Cả 3 bàn trong trận đấu này của U23 Việt Nam đều đến trong hệ quả của thời điểm chuyển đổi.

Một mặt, đó là dấu hiệu của việc những phương án tấn công mang tính chủ động của U22 Việt Nam vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa. Nhưng mặt khác, đó là một chỉ dẫn cho thấy khi cả 11 cầu thủ trên sân làm việc cùng nhau để giữ được cự ly đội hình đủ đảm bảo, chúng ta có thể tạo ra bàn thắng theo nhiều cách khác nhau.

Hãy lấy cú đá của Khuất Văn Khang ở phút thứ 67 của trận đấu làm ví dụ. Ngay khi để mất quyền kiểm soát bóng ở khu vực 1/3 cuối sân, U22 Việt Nam đã sẵn sàng để tạo những áp lực liên tiếp lên cầu thủ có bóng của đối phương với Thái Sơn và Minh Trọng.

U22 Viet Nam anh 5

Gây áp lực đồng bộ ngay khi để mất bóng.

Vì thế, các cầu thủ áo trắng đoạt lại được bóng ở một phạm vi có thể tiếp cận vùng cấm địa chỉ sau vài giây, tạo ra sự áp đặt với số lượng nhân sự lớn ngay trong khu vực này và tạo ra thời cơ dứt điểm cho Khuất Văn Khang. Tình huống có đến 7 cầu thủ U22 Việt Nam gần với khu vực 16,5 m của U22 Singapore. Một ví dụ cho sự áp đặt trận đấu.

U22 Viet Nam anh 6

Đoạt lại bóng trên sân đối phương, ngay lập tức có cơ hội tiếp cận khung thành.

U22 Viet Nam anh 7

Số lượng cầu thủ U22 Việt Nam khi Khuất Văn Khang có pha dứt điểm.

Nhìn rộng hơn, cả hai pha dứt điểm nguy hiểm của Thanh Nhàn ở cuối hiệp một và đầu hiệp hai cũng đến từ kịch bản tương tự. U22 Việt Nam để mất quyền kiểm soát nhưng đồng bộ đoạt lại quả bóng và ngay lập tức tấn công vùng cấm địa đối phương.

Kiểm soát thế trận không có nghĩa rằng chúng ta buộc phải tạo ra cơ hội ghi bàn từ những mảng miếng phối hợp đẹp mắt ở trạng thái chủ động. Mục đích của việc kiểm soát bóng luôn là tạo ra cơ hội dứt điểm cầu môn và để thực hiện điều đó, chúng ta có nhiều hơn một phương án.

Một khi cự ly đội hình được duy trì đủ tốt, chúng ta không chỉ giữ bóng trong chân lâu hơn, bình tĩnh hơn mà còn ngay lập tức có thể phản xạ, đoạt lại quả bóng từ đối thủ và lập tức tạo ra cơ hội ghi bàn một cách trực diện ở bối cảnh đối thủ thiếu đi sự tổ chức trong thời điểm chuyển đổi.

Không chỉ dừng lại ở một chiến thắng, cuộc đối đầu với U22 Singapore có thể sẽ là một liều thuốc về mặt tinh thần giúp U22 Việt Nam có thêm niềm tin vào khả năng của chính họ và phong cách bóng đá mà HLV Philippe Troussier đang xây dựng ở thời điểm hiện tại.

Highlights U22 Singapore 1-3 Việt Nam Bàn phản lưới của Vũ Tiến Long khiến đội bóng của HLV Philippe Troussier không thể giữ sạch lưới trong chiến thắng ở lượt trận thứ hai bảng B bóng đá nam SEA Games 32 chiều 3/5.

HLV Malaysia: Ưu tiên Thái Lan trước rồi mới tính tới U22 Việt Nam

Với chiến thắng 5-1 trước U22 Lào tối 3/5, ông Elangowan Elavarasan bắt đầu nghĩ đến việc chuẩn bị cho hai trận quyết định gặp U22 Thái Lan và Việt Nam ở những vòng tới.

Truyền thông Đông Nam Á ấn tượng với sức mạnh của U22 Việt Nam

Báo chí khu vực thừa nhận sức mạnh của U22 Việt Nam sau khi thầy trò HLV Philippe Troussier thắng trận thứ 2 liên tiếp tại SEA Games 32.

HLV Singapore: Chúng tôi pressing U22 Việt Nam bất thành

Ông Philippe Aw muốn tạo bất ngờ trước U22 Việt Nam trong loạt trận thứ 2 bảng B môn bóng đá nam SEA Games vào chiều 3/5 nhưng bất thành và nhận kết quả thua 1-3.

Mục Thể thao giới cuốn sách nổi tiếng viết về bóng đá châu Phi mang tên "Bàn chân của tắc kè hoa" xuất bản vào năm 2010 của tác giả Ian Hawkey. Chân dung của tân HLV trưởng tuyển Việt Nam, Philippe Troussier, cũng sẽ hiện lên phần nào trong cuốn sách này.

Thành Vũ

Bạn có thể quan tâm