Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ KHĐT: Các tập đoàn lớn vẫn xem xét tiếp tục đầu tư vào Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết các tập đoàn lớn đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ảnh: Việt Linh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 4 tháng đầu năm.

Theo đó, tính đến 20/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 8,88 tỷ USD, bằng 82% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 5,85 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế đến ngày 20/4, cả nước có 37.065 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 445,9 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 279,8 tỷ USD, bằng gần 62,8% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Cụ thể, về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tính tới 20/4, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng hơn 5,85 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm hơn trong 4 tháng đầu năm (giảm sâu hơn 0,8 điểm phần trăm so với 3 tháng), khu vực đầu tư nước ngoài vẫn xuất siêu gần 14,1 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 13,5 tỷ USD không kể dầu thô.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 5,1 tỷ USD, chiếm 57,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đã có 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 2,2 tỷ USD, chiếm hơn 24,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

CƠ CẤU ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 4 THÁNG ĐẦU NĂM THEO NGÀNH

NhãnCông nghiệp chế biến, chế tạoHoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểmKinh doanh bất động sảnBán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, môtô, xe máyHoạt động chuyên môn, khoa học công nghệCác ngành khác

% 57.81710.94.246

Các nhà đầu tư đến từ châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn (Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc). Riêng 6 đối tác này đã chiếm tới 75,1% tổng vốn đầu tư của cả nước trong 4 tháng.

Xét về số dự án, Hàn Quốc dẫn đầu cả về số dự án mới (chiếm 16,1%), số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,4%) và GVMCP (chiếm 28,2%).

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài giảm so với cùng kỳ song đã có cải thiện so với các tháng đầu năm. Các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam vừa đưa ra các quyết định đầu tư mới.

"Có dấu hiệu các tập đoàn lớn cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu. Các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 1 triệu USD chiếm tới gần 70% số dự án mới, song tổng vốn đầu tư chỉ chiếm gần 2,2% tổng vốn đầu tư đăng ký mới trong 4 tháng", cơ quan này nhìn nhận.

Ngược lại, về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 153,5 triệu USD. Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 13 ngành.

Có 20 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Dẫn đầu là Singapore với 7 dự án đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 103,3 triệu USD, chiếm 62,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Lào, Australia, Cuba…

Lũy kế đến 20/4, Việt Nam đã có 1.643 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 21,93 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,8%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,7%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,5%); Campuchia (13%); Venezuela (8,3%)…

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thủ tướng: Sẽ có ưu đãi, hỗ trợ ngoài thuế cho doanh nghiệp FDI

Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ đã và đang chỉ đạo khẩn trương rà soát, có các giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế cho doanh nghiệp FDI.

Intel, Samsung, LG đang cân nhắc mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Các doanh nghiệp lớn như Intel, Samsung, LG đang cân nhắc tăng vốn đầu tư và đầu tư mới vào Việt Nam nếu như môi trường đầu tư tiếp tục ổn định và Chính phủ có nhiều ưu đãi hơn.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm