Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Bờ cổ

Nguyễn Thị Thúy Hạnh là một tác giả thơ rất đáng kỳ vọng. Chị sống và làm việc tại Hà Nội. Bài thơ “Bờ cổ” in trong tập “Di chữ” (2017).

giấc ngủ

mơ thấy tiếng violon đầu gió

huệ thơm trong căn phòng nhỏ

ta đi giặt áo thơ

mặc mới một mùa chữ

ngủ chìm mưa sâu

bóng hạc bay qua trăng

Điêu Thuyền cưới Lã Bố

Tây Thi đi giặt lụa

cá nuốt sợi tóc

đêm về tương tư…

Lời bình của TS Nguyễn Thanh Tâm

Bờ cổ là tên một bài thơ cũng là một phần trong tập Di chữ của Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Bài thơ mở ra một thế giới huyền hồ, thoảng sắc khí liêu trai. Phải nói rằng, trong thơ Thúy Hạnh, mà điển hình là bài Bờ cổ, lớp sương khói mơ hồ bao phủ lên huyền thoại, đã lôi cuốn người đọc.

Có thể nhận ra một sự nối kết của thực tại và huyễn mộng. Như là một cách hình dung khác về cổ xưa, tiếng violon và huệ thơm dẫn nhập tất cả vào thế giới của giấc mơ. Hạc bay qua trăng, Điêu Thuyên cưới Lã Bố, Tây Thi đi giặt lụa… là bóng hình xa xôi thấp thoáng về trên bờ cổ.

Tuy nhiên, những mộng mơ chìm sâu chỉ có tính chất tạo dựng không gian cho một nhân vật khác bước vào từ thực tại: Ta. Tây Thi giặt lụa, ta giặt áo thơ. Cá nuốt sợi tóc, đêm về tương tư, ta ngủ chìm mưa sâu tương tư bao mùa chữ.

Bài thơ của Nguyễn Thị Thúy Hạnh đặt người đọc vào một trường văn hóa khá sâu, nơi lịch sử, huyền sử, thơ ca được hình dung khác biệt. Ta giặt áo thơ, giặt những mùa chữ cũ chính là điều cần thiết phải suy tư trong sương khói liêu trai, mộng mị kia.

Bài liên quan

Doi hinh anh

Đợi

0 175

Bình Nguyên Trang viết bài thơ "Đợi" trong cảm xúc khá đặc biệt. Lẽ thường, đợi chờ là hi vọng gặp gỡ, sum vầy. Nhưng, bài thơ này lại mang đến một trải nghiệm khác cho người đọc.

Tim lai chinh minh hinh anh

Tìm lại chính mình

0 7

Diệp Minh Tuyền (1941-1997) là một nhà thơ, một nhạc sĩ được đông đảo công chúng biết đến. Bài thơ “Tìm lại chính mình” in trong tập “Tình ca nơi cuối đất” của ông.

Gieng va sao hinh anh

Giếng và sao

0 190

Đinh Hoàng Anh không được đào tạo để theo nghiệp văn chương, nghệ thuật. Thế nhưng, tâm hồn chị dường như đã dành tất cả cho thơ ca.

Nguyễn Thị Thúy Hạnh

Bạn có thể quan tâm