Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bình Thuận rà soát hàng chục dự án ven biển sau vụ lở cát ở Mũi Né

Trong 14 công trình và dự án ven biển, có một chùa trên địa bàn huyện Tuy Phong và 13 khu du lịch, dự án nhà ở, bất động sản tại TP. Phan Thiết, các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Nam.

Ngày 30/5, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố và chủ đầu tư 14 dự án tại khu vực ven biển có nguy cơ sạt lở, yêu cầu chủ động phòng, chống, ứng phó mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất.

Mui Ne Binh Thuan anh 1

Sáng 21/5, tại khu vực đường Huỳnh Thúc Kháng (khu phố 2, phường Mũi Né, TP. Phan Thiết), cát từ dự án Sentosa trên đồi tràn xuống, để lại lớp bùn đỏ có độ dày từ 0,5 - 1 m.

Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị UBND các huyện, thị xã La Gi, TP. Phan Thiết và chủ đầu tư 14 dự án ven biển rà soát hồ sơ thiết kế của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án và phải có giải pháp bảo vệ môi trường, phương án ứng phó an toàn cho người, công trình và phương tiện.

Các đơn vị thành lập tổ lực lượng ứng phó sự cố nhanh tại chỗ để chủ động tổ chức xử lý kịp thời, không để xảy ra tình trạng cát tràn xuống đường ảnh hưởng đến an toàn giao thông và các khu dân cư ven biển mỗi khi có mưa lớn xảy ra.

Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi việc xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý. Đồng thời, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư các dự án ven biển nghiêm túc thực hiện các nội dung phòng, chống, ứng phó mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất; bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Bình Thuận hiện có 14 công trình, dự án ven biển. Trong đó có một chùa trên địa bàn huyện Tuy Phong và 13 khu du lịch, dự án nhà ở, bất động sản tại TP. Phan Thiết và các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Nam.

Ông Phan Dương Cường - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận khẳng định: “Việc rà soát, cảnh báo các dự án bất động sản trên đồi cát là việc hàng năm đều làm. Mùa mưa, không chỉ Chủ tịch phường, Chủ tịch TP. Phan Thiết mà tôi cũng không ngủ được. Sạt lở xảy ra hư hại tài sản thì có thể bồi thường nhưng tai nạn liên quan đến tính mạng con người thì hậu quả sẽ rất lớn”.

Hôm 21/5, tại khu vực đường Huỳnh Thúc Kháng (khu phố 2, phường Mũi Né, TP. Phan Thiết), cát từ dự án Sentosa trên đồi tràn xuống, để lại lớp bùn đỏ có độ dày từ 0,5 - 1 m suốt đoạn đường dài 350 m khiến giao thông qua khu vực này bị tê liệt.

Mui Ne Binh Thuan anh 2

Khu du lịch nghỉ dưỡng Apec Mandala Wyndham Mũi Né do Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam làm chủ đầu tư, là 1 trong 14 bị Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận yêu cầu rà soát.

“Lỗi trong việc này là do chủ đầu tư dự án Sentosa nên họ phải khắc phục. Sáng nay, tôi cùng với lãnh đạo TP. Phan Thiết đi kiểm tra nhưng chủ đầu tư dự án Sentosa chỉ mới khắc phục tạm thời. Còn về lâu dài không thể lấy bao đất để chắn và điều chỉnh dòng chảy, nếu mưa sẽ cuốn hết tất cả xuống. Do đó, phải thay đổi vật liệu”, ông Cường nói.

Danh sách chi tiết 14 công trình, dự án ven biển mà Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận yêu cầu rà soát:

Mui Ne Binh Thuan anh 3

Bình Thuận nói gì về lũ cát đỏ ở Mũi Né?

“Lỗi trong việc này là do chủ đầu tư dự án Sentosa nên họ phải khắc phục...", ông Phan Dương Cường - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận cho biết.

Bình Thuận chi gần một trăm tỷ đồng xây nhà tang lễ

HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI vừa thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề).

Lũ cát tràn xuống khu du lịch ở Mũi Né

Rạng sáng 21/5, lũ cát đỏ từ đồi cao tràn xuống đường Huỳnh Thúc Kháng (Phường Mũi Né, TP Phan Thiết) với lực chảy mạnh làm lún một số xe ôtô, nhiều xe máy bị cát vùi lấp.

Sách hay về môi trường

How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến ​​thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.

We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.

https://tienphong.vn/binh-thuan-yeu-cau-ra-soat-hang-chuc-du-an-ven-bien-sau-vu-lo-cat-kinh-hoang-post1641671.tpo

Duy Quang/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm