Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Binh sĩ Triều Tiên tập nhảy dù ngay sát Trung Quốc

Các nhà quan sát ở thành phố Đan Đông, Trung Quốc cho biết, họ vừa chứng kiến binh sĩ Triều Tiên luyện tập nhảy dù từ trực thăng đáp xuống khu vực biên giới lớn nhất Trung - Triều.

Binh sĩ Triều Tiên tập nhảy dù ngay sát Trung Quốc

Các nhà quan sát ở thành phố Đan Đông, Trung Quốc cho biết, họ vừa chứng kiến binh sĩ Triều Tiên luyện tập nhảy dù từ trực thăng đáp xuống khu vực biên giới lớn nhất Trung - Triều.

Tờ Kyodo News của Nhật Bản đưa tin, ít nhất 50 binh sĩ Triều Tiên đã luyện tập nhảy dù từ trực thăng tại Sinuiju trong khoảng 2 giờ.

Các binh sĩ luyện tập nhảy dù.

Trong khi đó, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc hôm nay có bài bình luận, một loạt lời lẽ đe dọa và các hành động khiêu khích cực đoan của Bình Nhưỡng gần đây đã khiến Bắc Kinh khó chịu nhưng xét về mặt địa chính trị, bỏ rơi nước này là một hành động ngây thơ.

Theo đó, tờ báo cho hay, Ban Thư ký của Ủy ban Thống nhất Hòa bình của Triều Tiên hôm qua tuyên bố Bình Nhưỡng giờ chỉ cần ấn nút là mọi thành trì của kẻ thù sẽ chìm trong biển lửa, tiếp tục đẩy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên mức cực đoan.

Không thể phủ nhận điều đó đã khiến Bắc Kinh khó chịu và thậm chí, tức giận. Do đó, tại Trung Quốc, đã có không ít những lời kêu gọi Bắc Kinh “bỏ rơi Bình Nhưỡng”. Tuy nhiên, Hoàn cầu Thời báo tin rằng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ không bị dư luận lung lạc chính sách trước nay đối với Triều Tiên.

Triều Tiên không phải là con tốt trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Sau chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc đã không có một chiến lược cứng rắn đối với Bình Nhưỡng. Bắc Kinh không có khả năng áp đặt Bình Nhưỡng phải chấp nhận các cách tiếp cận của Washington đối với Seoul và Tokyo. Lợi ích của Bắc Kinh và  Bình Nhưỡng chưa từng trùng nhau.

Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn giữ vai trò là tiền phương đối với địa chính trị Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc đã cung cấp cho Mỹ các hỗ trợ chiến lược và được xem là bàn đạp trong chiến lược “xoay trục” về châu Á của chính quyền Obama. Song Triều Tiên là “lá chắn” của họ. Do đó, lập trường của Triều Tiên đối với Trung Quốc hiện nay như thế nào, thân thiện hay không, cũng sẽ ảnh hưởng đến tình thế chiến lược của Đông Bắc Á. Và việc từ bỏ Triều Tiên lúc này sẽ không phải là lựa chọn khôn ngoan của Trung Quốc.

Hoàn cầu Thời báo phân bua, Trung Quốc luôn cam kết với Triều Tiên rằng, họ không chỉ duy trì an ninh quốc gia của riêng mình mà còn nỗ lực giúp giữ vững chế độ Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, khi các hành động của Triều Tiên làm tổn hại nghiêm trọng các lợi ích của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ không thể “nuông chiều” họ và cần khiến họ nhận thức rõ điều đó. Bắc Kinh không thay đổi thái độ hay thù địch với Bình Nhưỡng mà đơn giản đó chỉ là hành vi hợp lệ để bảo vệ các lợi ích chiến lược của Trung Quốc.

Cuối cùng, Hoàn cầu Thời báo nhấn mạnh, hệ thống chính trị của Triều Tiên không có lựa chọn nào hơn là phải thân thiện với Trung Quốc. Đồng thời, người Trung Quốc không nên quá lo lắng về các bất đồng, va chạm giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

Hiện nay, tình hình phức tạp ở Đông Bắc Á là một trong những vấn đề địa chính trị nổi bật nhất trên thế giới. Sự chuyển dịch và thay đổi của địa chính trị toàn cầu có thể được cảm nhận rõ rệt ở đây. Mỗi quốc gia trong khu vực đều ôm ấp và theo đuổi các lợi ích cũng như quyền lợi riêng của họ. Trong khi đó, quan hệ Trung – Triều không thể chỉ được mang ra mổ xẻ, xem xét nửa vời mà phải được phân tích và đánh giá một cách toàn diện.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm