Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sức mạnh thực sự của tên lửa Triều Tiên sắp phóng

Có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng tới 1.200 kg, tấn công mục tiêu nằm cách tối đa 4.000 km, tên lửa đạn đạo Nodong-B (Musudan) mà Triều Tiên đang sở hữu là mối quan ngại hàng đầu với Mỹ và đồng minh.

Sức mạnh thực sự của tên lửa Triều Tiên sắp phóng

Có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng tới 1.200 kg, tấn công mục tiêu nằm cách tối đa 4.000 km, tên lửa đạn đạo Nodong-B (Musudan) mà Triều Tiên đang sở hữu là mối quan ngại hàng đầu với Mỹ và đồng minh.

Trên thực tế, vũ khí của Triều Tiên luôn là bí ẩn lớn đối với giới phân tích quân sự trên toàn thế giới bởi sự kín tiếng của quốc gia này. Tuy nhiên, tháng 9/2003, xuất hiện báo cáo khẳng định Triều Tiên đã sở hữu ra một loại tên lửa mới, dựa trên tên lửa phóng từ tàu ngầm SS-N-6 do Hải quân Liên bang Xô viết (cũ) nghiên cứu chế tạo.

Cấu tạo tên lửa Nodong-B (Musudan).

Một quan chức Chính phủ Mỹ giấu tên cho biết, Triều Tiên mua lại công nghệ sản xuất loại tên lửa này vào khoảng giữa năm 1992–1998. Dù biết trước khá lâu về việc Triều Tiên sở hữu công nghệ chế tạo tên lửa của Nga nhưng phải nhiều năm sau, tình báo Mỹ và Hàn Quốc mới xác nhận được sự hiện diện của Musudan trong kho tên lửa Triều Tiên.

Đến tháng 5/2004, tình báo phương Tây cho rằng Triều Tiên đã sở hữu 10 tên lửa Musudan cùng 5 bệ phóng chuyên dụng. Trong khi đó, báo chí Hàn Quốc dẫn lời tình báo Mỹ cho biết, Washington đã xác định được ít nhất 2 căn cứ tên lửa mới ở Triều Tiên. Một cơ sở tại Yangdok, cách Bình Nhưỡng 80 km về phía đông trong khi cơ sở còn lại ở Hochon, thuộc tỉnh phía bắc Hamgyong. Báo cáo cũng cho biết, các cơ sở này được hoàn thành 70–80% vào tháng 5/2004.

Điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Hàn Quốc ngày 7/7/2004, Bộ trưởng Quốc phòng thời bấy giờ Cho Young-kil khẳng định, Triều Tiên đã triển khai loại tên lửa mới với tầm bắn 3.000–4.000 km. Đến năm 2007, có thể khẳng định Triều Tiên đã nắm giữ toàn bộ công nghệ chế tạo tên lửa Musudan và bệ phóng trên xe chuyên dụng.

Xe chuyên dụng chở Musudan tại lễ diễu hành trên quảng trường Kim Nhật Thành.

Đến tháng 3/2009, tên lửa đạn đạo Musudan chính thức được triển khai trong quân đội Triều Tiên với vai trò của lực lượng chiến lược riêng biệt, sẵn sàng khai hỏa khi có yêu cầu. Đích thân Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Triều Tiên sẽ giám sát toàn bộ quá trình này. Việc khai hỏa tên lửa đạn đạo Musudan sẽ phải được lãnh đạo Triều Tiên ra lệnh.

Trên thực tế, Musudan chưa một lần được thử nghiệm nên giới phân tích quân sự chỉ có thể đưa ra dự đoán về khả năng của nó dựa trên các thông tin tình báo. Một trong những báo cáo đáng tin cậy cho biết, Musudan sở hữu chiều dài 12 m, đường kính 1,5 m và có thể được triển khai tác chiến từ các bệ phóng cố định hoặc di động.

Sở dĩ báo cáo này được chú ý bởi đường kính dự đoán 1,5 m của Musudan hoàn toàn phù hợp với cấu tạo tên lửa SS-N-6, được coi là tiền thân của nó. Tuy nhiên, Musudan dài hơn nguyên bản tới hơn 2 m nên các nhà phân tích cho rằng, khoang chứa nhiên liệu của nó được thiết kế lớn hơn nhằm gia tăng phạm vi hoạt động của tên lửa.

Musudan có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng tới 1,2 tấn.

Các nguồn tin cũng khẳng định, Musudan nặng 19–26 tấn. Khoang trên đỉnh chỉ cho phép Musudan mang theo duy nhất một đầu đạn nặng 1.200 kg nhưng đó có thể là đầu đạn nổ hoặc đầu đạn hạt nhân. Tầm bắn tối đa lên tới 4.000 km cho phép Musudan tấn công toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản hoặc các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam.

Trong bối cảnh căng thẳng liên tiếp gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm tên lửa hướng về phía Nhật Bản khiến người ta phán đoán, Musudan sẽ được mang ra bắn thử. Nếu tên lửa được phóng trong ngày hôm nay giống với tuyên bố của Bình Nhưỡng, đây sẽ là lần đầu tiên thế giới được chứng kiến sức mạnh của Musudan.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm