Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước nơi ông Trần Quốc Hoàn công tác. |
Ngày 25/12, bà Bùi Thị Minh Thúy - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước xác nhận ông Trần Quốc Hoàn - Phó giám đốc Sở này đã có đơn xin nghỉ việc.
Theo bà Thúy, trong đơn xin nghỉ việc, ông Trần Quốc Hoàn ghi lý do "thấy mệt mỏi, làm việc không hiệu quả". Sau khi tiếp nhận đơn, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước có cuộc trao đổi để tìm hiểu nhưng ông Hoàn nói đã nêu rõ các lý do trong đơn xin nghỉ việc.
Với tư cách là người đứng đầu Sở Khoa học và Công Nghệ, bà Bùi Thị Minh Thúy đã làm công tác tư tưởng, vận động đối với ông Hoàn. Ngoài ra, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước cũng vận động, thuyết phục nhưng ông Trần Quốc Hoàn vẫn giữ quan điểm xin nghỉ việc.
Theo bà Thúy, việc cho ông Hoàn nghỉ việc hay không, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Phước không có thẩm quyền. Sở đã báo cáo cấp trên để xem xét quyết định.
Khi được hỏi, liệu ông Trần Quốc Hoàn xin nghỉ có liên quan đến mâu thuẫn nội bộ trong quá trình làm việc như dư luận xôn xao vài ngày qua, người đứng đầu Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước khẳng định không có chuyện mất đoàn kết nội bộ.
PV đã liên hệ với ông Trần Quốc Hoàn để tìm hiểu lý do xin nghỉ việc. Trao đổi với PV, ông Hoàn nói: "Đây là việc cá nhân. Tôi không muốn nói gì thêm. Lý do xin nghỉ việc tôi đều đã nêu trong đơn và đang chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết".
Ông Trần Quốc Hoàn (48 tuổi) làm chuyên viên tại Văn phòng UBND tỉnh Bình Phước từ năm 2005. Đến năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Phó phòng kinh tế trực thuộc văn phòng UBND tỉnh Bình Phước.
Sau đó, ông Hoàn được điều động, bổ nhiệm làm Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước. Đến năm 2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước.
Sách hay về đô thị
Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.
Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.