Bình Dương tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng đô thị song song đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Ảnh: Hoàng Giám. |
Năm 2022, tổng sản phẩm trong tỉnh Bình Dương (GRDP) ước tăng 8,29% (đạt kế hoạch 8-8,3%); GRDP bình quân đầu người đạt kế hoạch (169,8 triệu đồng).
Cũng trong năm qua, nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng đã được khởi động và gấp rút thi công như: Khu công nghiệp VSIP III, nhà ở xã hội, cầu Bạch Đằng 2, mở rộng quốc lộ 13.
Trong năm 2023, việc đầu phát triển hạ tầng, ưu tiên nguồn lực cho giao thông, chỉnh trang đô thị, cấp thoát nước công cộng,... được tỉnh chú trọng thực hiện.
Về thương mại - dịch vụ, Bình Dương đã thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa để không xảy ra tình trạng khan hiếm, sốt giá, chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 269.440 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm trước.
Công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số được quan tâm, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 triển khai tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh yêu cầu trong thời gian còn lại của năm 2022, các đơn vị tập trung hoàn thành thống nhất giá đền bù, thống kê dữ liệu hộ tịch, lấy Tân Uyên làm đơn vị triển khai thí điểm, chuẩn bị công tác giao quân, chuẩn bị nguồn vốn đấu giá đất cho năm 2023.
Trước tình hình 250.000 lao động mất việc ngắn hạn, Chủ tịch Võ Văn Minh yêu cầu các ngành chức năng nhanh chóng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải tỏa các dự án, chú trọng cải cách hành chính,...
Bình Dương chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng, ưu tiên nguồn lực cho các lĩnh vực giao thông, chỉnh trang đô thị trong năm 2023. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Trong năm 2023, Bình Dương xác định công nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực. Song song đó, tỉnh vẫn đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Ấn Độ, Nam Mỹ,...
Về y tế, tỉnh đặt mục tiêu đưa vào sử dụng Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường và đầu tư xây bệnh viện tuyến cuối 2.000 giường. Phấn đấu đến cuối năm, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt trên 92%, có 7,55 bác sĩ và 20,4 giường bệnh trên 10.000 dân trong năm tới.
Trước sự bùng nổ của khoa học - công nghệ, nhiều mô hình kinh doanh ra đời, cùng với đó là những thách thức đan xen cơ hội mới sau đại dịch Covid-19, tỉnh Bình Dương xác định: Không ngừng thực hiện các chiến lược đột phá kinh tế - xã hội, tiếp tục quyết liệt phát triển đề án thành phố thông minh lên tầm cao mới, đón làn sóng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Với tầm nhìn đó, tỉnh Bình Dương đang từng bước hình thành vùng đổi mới sáng tạo, tạo động lực phát triển mới, hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong điều kiện mới.
Những cuốn sách hay về miền Nam
Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.
Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.