Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biểu tình phản đối xuất khẩu ngựa sống sang Nhật Bản để lấy thịt

Nhiều tổ chức bảo vệ động vật ở Canada và Pháp kêu gọi cấm xuất khẩu ngựa sang Nhật Bản lấy thịt, trong khi chúng không được đối xử nhân đạo suốt quá trình vận chuyển.

Tính từ năm 2013, khoảng 40.000 con ngựa phải trải qua những chuyến bay liên tục kéo dài 28 tiếng, không thức ăn và nước uống, từ các sân bay ở phía Tây Canada đến Nhật Bản. Những thương vụ này trị giá đến hàng triệu USD, theo Guardian.

Những thương vụ này ngày càng thu hút sự chú ý của người dân Canada trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi một số đoạn băng của các nhà bảo vệ động vật nước này ghi lại cảnh ngựa chen chúc trong những chiếc lồng chật hẹp, không được cho ăn uống hay chăm sóc.

Judith Samson, một bác sĩ thú y người Pháp, chia sẻ: “Là một bác sĩ thú y, tôi hoàn toàn không thích những cảnh đó. Ba hoặc bốn con ngựa bị nhốt trong những cái lồng chật hẹp. Chúng là những con ngựa trưởng thành, không thể bị nhốt ở trong điều kiện tồi tệ như vậy”.

Sinikka Crosland, nhân viên một tổ chức phi chính phủ, nói: “Những chiếc lồng thường nhốt một con ngựa, nay lại nhét từ ba đến bốn con vào. Đó là hành động vô nhân đạo”.

Sau khi hạ cánh xuống Nhật Bản, những con ngựa sẽ được đưa đến cơ sở kiểm dịch trong 10 ngày. Sau đó, chúng được chuyển đến các trại chăn nuôi để vỗ béo trước khi bị giết thịt vào năm sau đó.

Theo số liệu của chính phủ Canada, giá trị xuất khẩu ngựa sống sang Nhật Bản để giết thịt tăng từ hơn 183.000 USD năm 2000 đến hơn 15 triệu USD năm 2018. Giá trị xuất khẩu từ năm 2013 trở lại đây đều gần 8 triệu USD mặc dù số lượng ngựa xuất khẩu có giảm từ năm 2014.

xuat khau ngua song,  lay thit,  Nhat Ban,  van chuyen vo nhan dao anh 1

Những con ngựa bị nhồi nhét vào những cái lồng chật hẹp trước khi trải qua 28 giờ bay đến Nhật Bản. Ảnh: Canadian Horse Defence Coalition.

Trong khi đó, Pháp xuất khẩu 80 con ngựa năm 2017 và đã tăng lên 959 con vào năm 2019. “Trong giai đoạn 2016 - 2017, người Nhật bắt đầu tìm kiếm nguồn cung ngựa ở Pháp”, cô Stéphanie Ghislain, chuyên viên Tổ chức Eurogroup for Animals, cho biết.

Mặc dù cho rằng việc vận chuyển động vật sống là mối quan ngại chính, Bộ Nông nghiệp Pháp khẳng định nhu cầu thịt ngựa ngày càng tăng ở Nhật Bản là dấu hiệu đáng mừng đối với ngành công nghiệp này.

Bộ Nông nghiệp Pháp cũng cho biết cơ quan này đang tăng cường các biện pháp kiểm tra sân bay nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vận chuyển động vật sống. Tuy nhiên, Tổ chức Eurogroup for Animals khẳng định hiện vẫn chưa có bất kỳ tiêu chuẩn phù hợp đối với việc vận chuyển những con ngựa sống.

Hàng loạt tổ chức, trong đó có Canadian Horse Defence Coalition, đã biểu tình phản đối việc vận chuyển ngựa trên những chuyến bay "vô nhân đạo" trong nhiều năm nay.

Các nhà bảo vệ động vật ở Canada đang tìm cách vận động chính phủ nước này ban hành lệnh cấm xuất khẩu ngựa để lấy thịt. Mặc dù Cơ quan Thanh tra thực phẩm Canada cho biết họ đang tăng cường giám sát và đảm bảo những con ngựa được chuyên chở “một cách nhân đạo”.

Để giải quyết tình trạng này, nhiều tổ chức yêu cầu đơn vị xuất khẩu sử dụng những cái cũi rộng hơn để tránh tình trạng nhồi nhét và bố trí người đi theo để chăm sóc ngựa trong quá trình vận chuyển.

Theo một nghiên cứu của Công ty tư vấn Williams & Marshall Strategy, khoảng 25%-40% thịt ngựa tại Nhật Bản là sản phẩm nhập khẩu nhằm tiết kiệm chi phí chăn nuôi trong nước. 71% trong số đó từ Canada và 21% từ Pháp.

Gom 200 kg thịt động vật hoang dã để bán kiếm lời

Hơn 200 kg thịt động vật hoang dã như cầy hương, sóc bay, mèo rừng được bà Huyền thu gom từ người địa phương để bán lại kiếm lời.

Cá thối, ấu trùng ong và 6 đặc sản Nhật Bản nhiều người sợ hãi

Người Nhật nổi tiếng với các món ăn lạ, nhưng có những đặc sản chính người bản địa cũng phải lấy hết cam đảm mới dám ăn.

Cường Lê

Bạn có thể quan tâm